>> Xem thêm: Tổng hợp lời chúc 20/11 ngắn gọn, ý nghĩa tri ân đến thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 20 tháng 11 là ngày gì? Giáo viên có được nghỉ làm vào ngày 20/11 không?
Black Friday 2024 vào ngày nào? Ý nghĩa ngày Black Friday là gì?
Viết một tấm thiệp chúc mừng ngày 20/11 không đơn thuần chỉ là một hành động mang tính hình thức, mà còn là một cách thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, sự tôn trọng và tình cảm chân thành của học sinh đối với thầy cô. Qua những dòng chữ trân quý, người học trò gửi gắm những cảm xúc thật lòng, những kỷ niệm đẹp và những lời chúc tốt đẹp nhất đến những người đã tận tâm dìu dắt mình.
Hành động nhỏ bé này không chỉ giúp học sinh bày tỏ lòng biết ơn mà còn góp phần củng cố mối quan hệ thầy trò. Một tấm thiệp tự tay viết sẽ tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ, giúp thầy cô cảm thấy được trân trọng và khích lệ. Đồng thời, việc viết thiệp cũng là cơ hội để học sinh rèn luyện kỹ năng viết, cách diễn đạt tình cảm và suy nghĩ một cách rõ ràng, mạch lạc.
Dưới đây là một số mẫu thiệp chúc mừng 20/11 đặc sắc, đẹp dành tặng thầy cô giáo (tham khảo):
Mẫu thiệp chúc mừng 20/11 số 1
Mẫu thiệp chúc mừng 20/11 số 2
Mẫu thiệp chúc mừng 20/11 số 3
Mẫu thiệp chúc mừng 20/11 số 4
Mẫu thiệp chúc mừng 20/11 số 5
Mẫu thiệp chúc mừng 20/11 số 6
Mẫu thiệp chúc mừng 20/11 số 7
Mẫu thiệp chúc mừng 20/11 số 8
Mẫu thiệp chúc mừng 20/11 số 9
Mẫu thiệp chúc mừng 20/11 số 10
Xem nhiều mẫu thiệp chúc mừng 20/11 đặc sắc, đẹp dành tặng thầy cô giáo hơn tại: https://www.canva.com/templates/?query=thi%E1%BB%87p-20-11
Theo đó, tại Thông tư 26-TT 1982, Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:
(1) Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức thống nhất trong cả nước vào ngày 20/11 hàng năm trong tất cả các trường học ở các cấp, thuộc các ngành học mẫu giáo, bổ túc văn hoá, phổ thông và sư phạm.
(2) - Hàng năm, từ tháng 10, các cấp quản lý giáo dục Công đoàn giáo dục cần chủ động báo cáo với các cấp chính quyền, đoàn thể để có cuộc họp nhằm xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên; kiểm điểm việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm.
Cần chú ý những vấn đề quan trọng sau:
+ Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước đã ban hành cho giáo viên như cung cấp lương thực, thực phẩm, phân phối vải, chăm sóc sức khoẻ, điều kiệm ăn ở, làm việc, nghỉ ngơi, chế độ lương và quan tâm giáo dục, bồi dưỡng chính trị, đạo đức phát triển Đảng... để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng vững mạnh.
+ Trên cơ sở đánh giá đầy đủ tình hình đội ngũ hiện nay, yêu cầu cô giáo, thầy giáo nâng cao hơn nữa nhận thức về vinh dự, trách nhiệm, ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ của mình góp phần đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Trước hoặc trong ngày 20/11, cán bộ quản lý giáo dục cần có kế hoạch để các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, hội đồng giáo dục, hội cha mẹ học sinh, cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể, phụ nữ, thanh niên đi thăm hỏi, tổ chức họp mặt thân mật và động viên khen thưởng những giáo viên, công nhân viên, cán bộ giáo dục có thành tích (kể cả các cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu).
- Cần tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam trong mọi ngành mọi giới ở các cấp.
Nên tận dụng các phương tiện thông tin, các cuộc họp để tuyên truyền, biểu dương những việc làm thiết thực thể hiện sự thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam của mọi ngành, mọi giới trong xã hội ta.
(3) Trong ngày 20/11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.