Đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn là một trong những giấy tờ không thể thiếu có trong hồ sơ xin được hưởng các chính sách được hỗ trợ như: vay vốn ngân hàng; xin miễn giảm tiền học phí, tiền viện phí; xin được cấp học bổng dành cho học sinh, sinh viên,...
Vì vậy sau đây Ban biên tập xin cung cấp 04 mẫu đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn để bạn đọc tham khảo thêm, cụ thể như sau:
Mẫu đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn (Mẫu số 1): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/don-xin-xac-nhan-hoan-canh-kho-khan-mau-1.docx
Mẫu đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn dùng cho học sinh, sinh viên được xét chọn trao học bổng (Mẫu số 2): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/don-xin-xac-nhan-hoan-canh-kho-khan-mau-2.docx
Mẫu đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn dùng cho sinh viên làm hồ sơ xin học bổng, hồ sơ vay vốn ngân hàng (Mẫu số 3): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/don-xin-xac-nhan-hoan-canh-kho-khan-mau-3.docx
Mẫu đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn dùng để xin giảm án (Mẫu số 4): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/don-xin-xac-nhan-hoan-canh-kho-khan-mau-4.docx
Cách viết đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn:
Khi viết đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn, người làm đơn cần ghi đầy đủ, chính xác các thông tin cần điền và phải chịu trách nhiệm về những thông tin này.
Cách viết đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn như sau:
- Thông tin về người có hoàn cảnh khó khăn: Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, CMND/CCCD/thẻ căn cước,hộ khẩu thường trú, tạm trú,...
- Lý do làm đơn: Người viết trình bày ngắn gọn hoàn cảnh khó khăn của gia đình. VD: Là gia đình chính sách; gia đình vùng sâu vùng xa; gia đình thuộc hộ nghèo.
- Thông tin về các thành viên trong gia đình: Bao gồm thông tin về bố mẹ, anh chị em, công việc và thu nhập của gia đình hiện nay,...
- Lý do xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn : Người viết nêu rõ ràng, ngắn gọn lý do để xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn. VD: Xin hỗ trợ học phí, để vay vốn, làm hồ sơ xin học bổng…
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, đối tượng được giảm học phí và đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí sẽ gồm 03 nhóm đối tượng sau đây:
(1) Các đối tượng được giảm học phí 70%, gồm:
- Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
- Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Các đối tượng được giảm học phí 50%, gồm:
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
(3) Đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí:
Đối tượng là học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.
Trân trọng!