Link tham gia cuộc thi: https://hocvalamtheobac.mobiedu.vn/ |
Sau đây là tổng hợp đáp án tuần 3 Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2025 - bảng C:
Câu 1(10 điểm):
“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” được trích từ đâu?
A Tuyên ngôn độc lập
B Chỉ thị Toàn dân kháng chiến
C Kháng chiến nhất định thắng lợi
D Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Câu 2(10 điểm):
Trong tác phẩm Thường thức chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Để kháng chiến thắng lợi, nước nhà phải xây dựng nhiều mặt: …”. Bạn hãy cho biết những mặt cần xây dựng mà Người đề cập đến gồm những mặt nào?
A Chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng
B Chính quyền, kinh tế, văn hóa, tư tưởng
C Quân đội, chính quyền, kinh tế, văn hóa
D Quân đội, chính quyền, kinh tế, văn hóa, tư tưởng
Câu 3(10 điểm):
Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào của nước ta dưới đây chỉ có 1 huyện đảo?
A Kiên Giang
B Khánh Hoà
C Hải Phòng
D Quảng Ninh
Câu 4(10 điểm):
Đoàn 759 với nhiệm vụ mở con đường chiến lược trên biển để chi viện cho chiến trường miền Nam được thành lập năm nào?
A Năm 1965
B Năm 1959
C Năm 1960
D Năm 1969
Câu 5(10 điểm):
Đưa miền Bắc “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” là khẳng định của Đại hội đại biểu lần thứ mấy của Đảng?
A Lần thứ V
B Lần thứ IV
C Lần thứ III
D Lần thứ II
Câu 6(10 điểm):
Trong Lời kêu gọi buổi ra mắt của Đảng lao động Việt Nam (1951) Hồ Chí Minh nói mục đích của Đảng lao động Việt Nam là gì?
A Đoàn kết chặt chẽ, cùng nhau tiến bộ
B Đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết lâu dài
C Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc
D Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Câu 7(10 điểm):
Tổng Tư lệnh của Chiến dịch Điện Biên Phủ là ai?
A Võ Nguyên Giáp
B Nguyễn Chí Thanh
C Hoàng Văn Thái
D Hồ Chí Minh
Câu 8(10 điểm):
Khu bảo tồn biển nào dưới đây của Việt Nam có giá trị bảo tồn ở tầm vóc quốc tế?
A Mỹ Khê
B Cù Lao Chàm
C Lăng Cô
D Trà Cổ
Câu 9(10 điểm):
Cảng nào dưới đây thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi?
A Chân Mây
B Quy Nhơn
C Cẩm Phả
D Dung Quất
Câu 10(10 điểm):
Chiếc bàn được sử dụng trong đàm phán tại Hội nghị Pari (1973) có hình gì?
A Hình tròn
B Hình chữ nhật
C Hình thoi
D Hình vuông
Câu 11(10 điểm):
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” là câu nói của ai? (Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb CTQG, 1995, Tập IV, tr. 8)
A Vũ Đình Hòe
B Trường Chinh
C Nguyễn Văn Huyên
D Hồ Chí Minh
Câu 12(10 điểm):
Trong Thư gửi thanh niên (1965), Hồ Chí Minh căn dặn thanh niên một số điều, trong đó điều đầu tiên Người nhấn mạnh là gì?
A Luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng.
B Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật và quân sự.
C Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng; không sợ gian khổ, hi sinh, hăng hái thi đua.
D Phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân; tăng cường đoàn kết.
Câu 13(10 điểm):
Đảo nào dưới đây có tài nguyên nước ngọt phong phú nhất?
A Cô Tô
B Cát Bà
C Phú Quốc
D Lý Sơn
Câu 14(10 điểm):
Trong Thư gửi thanh niên (4−1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh “anh hùng”. Rất mong toàn thể thanh niên ta ra sức … những ưu điểm và tẩy sạch những khuyết điểm ấy”.
A Giữ vững
B Vun đắp
C Phát triển
D Trau dồi
Câu 15(10 điểm):
“Cải tạo bằng phương pháp hoà bình, sử dụng mặt tích cực của họ để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước” là chủ trương của Đảng đối với tầng lớp, giai cấp nào sau năm 1954 ở miền Bắc?
A Địa chủ phong kiến
B Tư sản mại bản
C Tư sản dân tộc
D Tiểu tư sản
Câu 16(10 điểm):
“…các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.”. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng
B Nâng cao đạo đức cách mạng, quyét sạch chủ nghĩa cá nhân
C Đạo đức cách mạng
D Đời sống mới
Câu 17(10 điểm):
Trong Bài nói chuyện tại Trường Cán bộ tự vệ Hồ Chí Minh (1946), Người nói: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ
A Quyết đoán, dũng cảm, phục tùng đoàn thể.
B Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
C Phải trung với nước, hiếu với toàn dân, đồng bào.
D Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Câu 18(10 điểm):
Trong Bài phát biểu trong buổi tiếp đại biểu các đơn vị anh hùng và chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước (2/1/1967), Hồ Chí Minh nói thi đua mỗi người làm việc bằng hai nghĩa là như thế nào?
A Mỗi người đảm nhận hai nhiệm vụ lao động
B Mỗi người vừa lao động sản xuất và chiến đấu
C Thi đua hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kĩ thuật
D Trước đây làm một ngày 8 giờ, nay làm 16 giờ
Câu 19(10 điểm):
Nhà khoa học nào được coi là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam?
A Trần Hữu Tước
B Võ Quý Huân
C Võ Đình Quỳnh
D Trần Đại Nghĩa
Câu 20(10 điểm):
Ý nghĩa quốc tế của thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946–1954) là gì?
A Góp phần làm suy yếu trật tự hai cực I-an-ta, tạo xu thế hoà hoãn Đông – Tây, tiến tới kết thúc chiến tranh lạnh.
B Làm cho chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và hệ thống thuộc địa của chúng cơ bản bị tan rã.
C Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
D Góp phần làm suy yếu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến cuộc cách mạng ở Lào và Cam-pu-chia.
Câu 21(10 điểm):
“Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!”. Đoạn trích trên ở trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh?
A Lời kêu gọi quốc dân (5/9/1945)
B Gửi các chiến sĩ miền Nam (22/12/1945)
C Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)
D Lời kêu gọi về việc quân Pháp lại gây hấn ở Hải Phòng (23/11/1946)
Câu 22(10 điểm):
Trong Di chúc (10/5/1969), Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự…, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Hãy lựa chọn đáp án đúng?
A tin tưởng đường lối của Đảng
B trung thành với nhân dân
C thấm nhuần đạo đức cách mạng
D nâng cao đạo đức cách mạng
Câu 23(10 điểm):
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1−1959) đã xác định kết hợp các hình thức đấu tranh nào dưới đây?
A Đấu tranh chính trị kết hợp với nghị trường
B Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang
C Đấu tranh chính trị kết hợp với binh vận
D Đấu tranh vũ trang kết hợp với nghị trường
Câu 24(10 điểm):
Bờ biển của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì?
A có đụn cát kéo dài, xen nhiều bàu phá
B khúc khuỷu, phức tạp
C uốn cong, có mũi đá nhô ra
D thấp và bằng phẳng
Câu 25(10 điểm):
“Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” được xác định trong Nghị quyết nào sau đây?
A Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X)
B Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII)
C Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII)
D Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII)
Câu 26(10 điểm):
Phương châm “vừa đánh vừa đàm”(1967) của TW Đảng nói lên sự cần thiết phải kết hợp những hình thức đấu tranh nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
A Quân sự, văn hóa
B Quân sự, chính trị
C Quân sự, ngoại giao
D Quân sự, kinh tế
Câu 27(10 điểm):
Ngày 15/6/1938, Toàn quyền Đông Dương kí nghị định thành lập một đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào sau đây?
A Quảng Bình
B Thừa Thiên
C Quảng Ngãi
D Quảng Nam
Câu 28(10 điểm):
Trong bài Nói chuyện với đoàn công an Cuba (9/8/1966), Hồ Chí Minh nói về học tập kinh nghiệm cách mạng các nước như thế nào?
A học tập và cải tiến
B học tập và thực hành
C học tập và sáng tạo
D học tập và áp dụng
Câu 29(10 điểm):
Bờ biển từ Đà Nẵng tới sát Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì?
A Uốn cong, có mũi đá nhô ra xen với các thung lũng của sông nhỏ
B Có cảnh sắc thiên nhiên kì thù với những đảo đá vôi
C Có những đụn cát kéo dài, xen nhiều bàu phá
D Có địa hình thấp và nhiều cửa sông, có những bãi lầy thấp
Câu 30(10 điểm):
Đảo nào sau đây thuộc quần đảo Hoàng Sa có diện tích khoảng 1,5 km2?
A đảo Trung
B đảo Linh Côn
C đảo Bắc
D đảo Cây
Đáp án nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ Mục 6 Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 quy định về việc tổ chức thực hiện học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh như sau:
- Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do cấp ủy các cấp, trực tiếp là ban thường vụ cấp ủy, đồng chí bí thư cấp ủy chỉ đạo.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội.
- Căn cứ Chỉ thị của Bộ Chính trị, các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hướng dẫn việc thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở địa phương, ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị mình.
- Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị; ban tuyên giáo cấp ủy và cơ quan tuyên giáo các ngành, đoàn thể là cơ quan giúp việc cấp ủy và lãnh đạo các ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị.
- Ban Tuyên giáo Trung ương:
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu làm sâu sắc thêm những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
+ Đồng thời, xây dựng chương trình, hướng dẫn nội dung học tập, sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp;
+ Định hướng nội dung, chương trình giảng dạy về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân;
+ Xây dựng kế hoạch sơ kết, tổng kết hằng năm và toàn khóa trình Ban Bí thư ban hành;
+ Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền về các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những cách làm sáng tạo trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, những cách làm hình thức, kém hiệu quả.