Link tham gia cuộc thi: https://thitructuyen.quangnam.gov.vn/login.aspx |
Sau đây là tổng hợp đáp án tuần 2 cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam và lịch sử văn hóa Quảng Nam:
Câu 1: Đội Du kích Vũ Hùng – tiền thân của Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam thành lập khi nào?
A. Ngày 04/5/1944
B. Ngày 22/12/1945
C. Ngày 22/12/1944
D. Ngày 04/5/1945
Câu 2: “Em là ai? Cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi”. Người con gái trong bài thơ “Người con gái Việt Nam” của nhà thơ Tố Hữu là ai?
A. Trương Thị Xáng
B.Nguyễn Thị Út
C. La Thị Tám
D. Trần Thị Lý
Câu 3: Những danh hiệu nào thể hiện truyền thống hiếu học và khoa bảng của đất Quảng trong lịch sử?
A. Tứ kiệt
B. Ngũ tử đăng khoa
C. Ngũ tử đăng khoa, Ngũ phụng tề phi, Tứ kiệt
D. Ngũ phụng tề phi
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Quảng Nam, diễn ra sớm nhất ở địa phương nào?
A. Thị xã Điện Bàn
B. Huyện Duy Xuyên
C. Thành phố Hội An
D. Thành phố Tam Kỳ
Câu 5: Người Quảng Nam nào được cho là đã khai mở dòng “Thơ mới” trong lịch sử thơ ca Việt Nam?
A. Phan Khôi
B. Tống Phước Phổ
C. Thu Bồn
D. Nam Trân
Câu 6: Tên một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian của cư dân miền biển?
A. Hồ hát Bài Chòi
B. Tuồng
C. Múa Tân tung da dá
D. Hát Bả trạo
Câu 7: Khu đền tháp Mỹ Sơn thờ các vị thần của tôn giáo nào?
A. Thiên Chúa giáo
B. Hồi giáo
C. Phật giáo
D. Ấn Độ giáo
Câu 8: Quảng Nam vinh dự được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương danh hiệu: “Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ” tại Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn miền Nam lần thứ mấy?
A. Lần thứ ba: 20/12/1968
B. Lần thứ tư: ngày 22/12/1969
C. Lần thứ hai: ngày 17/9/1967
D. Lần thứ nhất: ngày 20/12/1960
Câu 9: Giữa lúc cuộc kháng chiến đang ở thời kỳ ác liệt, ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Đây là một tổn thất vô cùng to lớn của dân tộc ta. Biến đau thương thành hành động, Tỉnh ủy Quảng Nam, Đặc khu uỷ Quảng Đà mở đợt sinh hoạt chính trị gì?
A. Vững bước dưới Cờ Đảng
B. Mãi mãi là dân Cụ Hồ.
C. Vững bước dưới Lá cờ vẻ vang của Đảng
D. Học tập và làm theo Di chúc của Bác.
Câu 10: Hưởng ứng phong trào “Thanh niên tình nguyện thoát ly Nguyễn Văn Trỗi”. Trong năm 1965, ở Quảng Nam hàng ngàn thanh niên nam, nữ tình nguyện lên đường gia nhập bộ đội và các ngành công tác khác. Mỗi thanh niên thoát ly gia đình để tham gia cách mạng đi qua cây cầu nào?
A. Cầu Sông Hàn
B. Cầu Công lý
C. Cầu Nguyễn Văn Trỗi
D. Cầu Vinh quang
Câu 11: Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Lễ kết nghĩa giữa tỉnh Thanh Hóa - Quảng Nam được tổ chức khi nào? ở đâu?
A. Ngày 12/3/1960, tại thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa)
B. Ngày 13/02/1960, tại thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ)
C. Ngày 12/3/1960, tại thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An)
D. Ngày 13/02/1960, tại thị xã Sầm Sơn (nay là thành phố Sầm Sơn)
Câu 12: Ngày 02/9/1945, Tỉnh ủy và Ủy ban Việt Minh tỉnh tổ chức mít tinh mừng thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và tổ chức ra mắt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Nam. Sự kiện này được tổ chức ở đâu?
A. Thành phố Đà Nẵng
B. Thị xã Tam Kỳ
C. Thị xã Hội An
D. Thị xã Điện Bàn
Câu 13: Đảng bộ tỉnh Quảng Nam được thành lập thời gian nào? Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam do ai làm Bí thư?
A. Ngày 26/3/1930 do đồng chí Đỗ Quang làm Bí thư.
B. Ngày 24/3/1930 do đồng chí Phan Văn Định làm Bí thư.
C. Ngày 28/3/1930 do đồng chí Phạm Thâm làm Bí thư.
D. Ngày 28/3/1930 do đồng chí Phan Văn Định làm Bí thư.
Câu 14: Chiến thắng nào được mệnh danh là một “Điện Biên phủ” trên chiến trường Quảng Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược?
A. Chiến thắng đồn xã Đốc đêm 27/3/1973
B. Chiến thắng Bồ Bồ, rạng sáng ngày 20/7/1954
C. Chiến thắng Bồ Bồ, rạng sáng ngày 19/7/1954
D. Chiến thắng Núi Thành, đêm 25 rạng sáng ngày 26/5/1965
Câu 15: Trong Thư gửi thanh niên ngày 02/9/1965, Bác Hồ viết: “Các cháu thiếu niên miền Nam!... dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã được rèn luyện thành một thế hệ thanh niên vô cùng gan dạ, thông minh, không sợ gian khổ, hy sinh, quyết chiến quyết thắng, noi gương oanh liệt của các anh..., Trần Văn Đang và nhiều liệt sĩ khác”. Trong dấu (...), Bác Hồ nói về gương liệt sĩ nào?
A. Nguyễn Văn Trỗi
B. Đỗ Quang
C. Lê Quang Sung
D. Lý Tự Trọng
Đáp án nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tại Mục 6 Quy định 232-QĐ/TW 2025 quy định về chuyển sinh hoạt đảng tạm thời như sau:
- Khi đảng viên thay đổi nơi cư trú, nơi công tác trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm; khi được cử đi học tập trung ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng đến 2 năm, sau đó lại trở về đơn vị cũ thì phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời từ đảng bộ, chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới. Trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quy định.
- Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời có nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Ở nơi sinh hoạt chính thức thì thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Điều lệ Đảng; ở nơi sinh hoạt tạm thời thì trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử.
+ Nếu cần kéo dài thời hạn sinh hoạt đảng tạm thời thì đảng viên phải báo cáo với cấp ủy đảng nơi đảng viên đang sinh hoạt tạm thời để xin gia hạn, đồng thời báo cáo với tổ chức đảng nơi sinh hoạt chính thức.
- Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời không tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt tạm thời mà tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức; đóng đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt đảng tạm thời.
Cấp ủy viên khi chuyển sinh hoạt tạm thời thì vẫn là cấp ủy viên nơi sinh hoạt chính thức.
- Nếu có từ 3 đảng viên chính thức trở lên chuyển đến sinh hoạt đảng tạm thời để học theo lớp, theo khoá ở cơ sở đào tạo hoặc đến công tác biệt phái trong một đơn vị trực thuộc đơn vị cơ sở, thì đảng ủy nơi tiếp nhận đảng viên ra quyết định thành lập chi bộ sinh hoạt tạm thời và chỉ định chi ủy, bí thư, phó bí thư của chi bộ đó.
Nhiệm vụ của chi bộ sinh hoạt tạm thời là lãnh đạo đảng viên trong chi bộ thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên, quản lý đảng viên, thu nộp đảng phí và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do cấp ủy cấp trên giao.