31/03/2020 10:20

09 bản án có di chúc bị Tòa án tuyên không hợp pháp

09 bản án có di chúc bị Tòa án tuyên không hợp pháp

Di chúc không hợp pháp vì nhiều lý do khác nhau như: người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, nội dung của di chúc vi phạm điều cấm của luật, hình thức di chúc không đúng quy định pháp luật…Để phục vụ cho công việc, học tập, dưới đây là bài viết tổng hợp các bản án có di chúc bị tòa án tuyên không hợp pháp. Tiêu biểu như sau:

1. Bản án 34/2017/ST-DS ngày 13/11/2017 về tranh chấp yêu cầu tuyên bố di chúc không hợp pháp, chia di sản thừa kế, hợp đồng tặng cho tài sản

+ Cấp xét xử: Sơ thẩm.

+ Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

+ Kết quả giải quyết: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

+ Trích dẫn nội dung: “Do một phần nội dung di chúc của ông Nguyễn Đình C định đoạt tài sản chung mà không có sự đồng ý của đồng sở hữu chung, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người thứ ba, không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định tại khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015”.

2. Bản án 110/2019/DS-PT ngày 12/04/2019 về tranh chấp thừa kế tài sản

+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau.

+ Kết quả giải quyết: Sửa bản án dân sự sơ thẩm.

+ Trích dẫn nội dung: “tại thời điểm cụ L lập di chúc để lại tài sản cho bà N1 thì phần đất đang có tranh chấp với gia đình ông R, hơn nữa cụ L cũng không phải là người trực tiếp quản lý, sử dụng phần đất tranh chấp. Do đó, cụ L chưa có đủ điều kiện để thực hiện quyền của người sử dụng đất, cụ thể là quyền lập di chúc”.

3. Bản án 296/2017/DS-PT ngày 12/10/2017 về yêu cầu tuyên bố di chúc không hợp pháp, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chia thừa kế theo pháp luật

+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

+ Kết quả giải quyết: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

+ Trích dẫn nội dung: “Trong di chúc, cụ Qu đã định đoạt toàn bộ tài sản nhà, đất cho bà Bình. Tuy nhiên, đối với quyền sử dụng diện tích đất 197,2m2 là của cả cụ Đ và cụ Qu, nên cụ Qu chỉ có quyền định đoạt với ½ diện tích đất và ngôi nhà tình nghĩa mà địa phương xây tặng.”.

4. Bản án 11/2016/DSPT ngày 22/06/2016 về yêu cầu tuyên bố di chúc không hợp pháp

+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị.

+ Kết quả giải quyết: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

+ Trích dẫn nội dung: “Theo quy định Điều 654 BLDS quy định người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc không được làm chứng cho việc lập di chúc. Bản di chúc của bà Trần Thị B lập ngày 21/10/2010 không có người làm chứng là trái với quy định của pháp luật.”.

5. Bản án 04/2018/DS-ST ngày 06/07/2018 về tranh chấp thừa kế

+ Cấp xét xử: Sơ thẩm.

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố H, tỉnh Hưng Yên.

+ Kết quả giải quyết: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

+ Trích dẫn nội dung: “Nội dung xác nhận trong bản di chúc là do bộ phận văn phòng viết, do sơ suất ông Tuấn Anh không xem nội dung văn bản nên đã ký xác nhận; ông Tuấn Anh không nắm rõ được nội dung cụ Thể của bản di chúc, ai là người đến xin xác nhận, cán bộ văn phòng có chứng kiến bà Đ ký, ông T điểm chỉ vào văn bản hay không. Từ những phân tích trên xác định Bản di chúc do cụ T và cụ Đ lập ngày 09/6/2009 là không hợp pháp.”.

6. Bản án 183/2017/DS-PT ngày 01/12/2017 về tranh chấp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

+ Kết quả giải quyết: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

+ Trích dẫn nội dung: “bà X đã 91 tuổi, tại thời điểm năm 2011 bà  X  bị lãng tai, mắt đã mờ, tay run không thể ký tên. Do cụ X không đọc được nhưng khi công chứng viên chứng nhận bản di chúc nói trên không yêu cầu người làm chứng chứng kiến là không tuân thủ đúng theo quy định tại Điều 9 Luật Công chứng năm 2006 và khoản 3 Điều 652, Điều 656  Bộ luật Dân sự năm 2005”.

7. Bản án 14/2017/DS-PT ngày 24/03/2017 về tranh chấp thừa kế tài sản

+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên.

+ Kết quả giải quyết: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện.

+ Trích dẫn nội dung: “Vì bản di chúc này chỉ có chữ ký của một người làm chứng và có điểm chỉ (ngón trỏ phải) của bà Nguyễn Thị H2 (người lập di chúc), không có công chứng, chứng thực.”.

8. Bản án 28/2018/DS-PT ngày 25/01/2018 về tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài sản thuộc sở hữu chung

+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

+ Kết quả giải quyết: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

+ Trích dẫn nội dung: “bản di chúc này không hợp pháp vì không có công chứng hay chứng thực nội dung di chúc; chỉ là bản pho-to; ông C không cung cấp được bản chính; bà X, bà L, bà Th không chấp nhận; nội dung và hình thức của di chúc không hợp pháp theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật Dân sự năm 2005”.

9. Bản án về tranh chấp yêu cầu tuyên bố di chúc không hợp pháp số 23/2019/DS-PT

+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.

+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang.

+ Kết quả giải quyết: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Ngô Văn K.

+ Trích dẫn nội dung:Theo ông K khai tại thời điểm lập di chúc ông C không minh mẫn do ông C đã cao tuổi, nội dung di chúc không do ông C tự viết mà được đánh máy vi tính sẳn nhưng không có người làm chứng trong khi ông C biết đọc biết viết; thủ tục chứng thực di chúc không đúng quy định pháp luật và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trong di chúc không có, việc lập di chúc không đúng tâm tư nguyện vọng của ông C. Do đó, ông K yêu cầu Tòa án không công nhận di chúc ngày 13/7/2015 là hợp pháp.

Nguyễn Sáng
9092

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]