Chào anh, ban biên tập xin giải đáp như sau:
Gây rối trật tự công cộng có thể được xem là hành vi làm náo động trật tự ở nơi công cộng, đua xe trái phép, ném đá, vật cứng vào phương tiện tham gia giao thông….
Để nhận diện tội gây rối trật tự công cộng, cần xác định các yếu tố sau:
- Khách thể:
Tội phạm xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng. Ngoài ra còn xâm phạm đến các hoạt động đi lại, làm việc, vui chơi nguyên tắc an toàn nơi công cộng tại nơi có nhiều người qua lại, đồng thời xâm phạm đến sức khỏe, tài sản của những người xung quanh.
- Chủ thể:
Chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng chỉ cần người có hành vi gây rối trật tự công cộng đủ độ tuổi chịu trách nhiệm và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 thì người đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Mặt khách quan
+ Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; gây cản trở giao thông nghiêm trọng …
+ Hậu quả: Thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xoá án tích.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
- Mặt chủ quan
Chủ thể có hành vi vi phạm có đầy đủ năng lực hành vi biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội, lối sống lành mạnh ổn định của xã hội nhưng vẫn thực hiện với lỗi cố ý.
Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 về khung hình phạt tội gây rối trật tự công cộng cụ thể:
- Khung hình phạt cơ bản:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Khung hình phạt tăng nặng: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
+ Xúi giục người khác gây rối;
+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm, người phạm tội gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử lý ở các khung hình phạt khác nhau. Các hình phạt bao gồm: phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 3 tháng và khung hình phạt cao nhất có thể phạt tù lên đến 7 năm.
3. Một số bản án liên quan về tội gây rối trật tự công cộng
- Bản án về tội gây rối trật tự công cộng số 115/2023/HS-PT
- Bản án về tội gây rối trật tự công cộng số 298/2023/HS-PT
- Bản án về tội gây rối trật tự công cộng số 82/2023/HS-PT
- Bản án về tội gây rối trật tự công cộng số 164/2023/HS-PT
- Bản án về tội gây rối trật tự công cộng số 17/2023/HS-PT
Trân trọng!