Thái Tuế là khái niệm trong phong thủy và tử vi Đông phương, đại diện cho một vị thần cai quản vận khí của từng năm trong hệ thống Địa Chi (12 con giáp). Thái Tuế thực chất không phải là một hành tinh mà tượng trưng cho sao Mộc (Jupiter) trong thiên văn học.
Người ta tin rằng nếu tuổi của bạn "xung" hoặc phạm Thái Tuế trong một năm, cuộc sống có thể gặp nhiều trắc trở, khó khăn về sức khỏe, công việc và tài vận.
Theo tử vi thì có các loại phạm Thái Tuế sau đây:
- Trực Thái Tuế: Năm tuổi của chính mình (cùng Chi với năm đó).
- Xung Thái Tuế: Tuổi xung trực tiếp với năm (cách nhau 6 năm).
- Hình Thái Tuế: Tuổi có mối quan hệ hình khắc với năm.
- Phá Thái Tuế: Tuổi gây phá hủy, gián đoạn vận khí của năm.
- Hại Thái Tuế: Tuổi gây tổn hại, bất lợi cho vận thế.
Khi phạm Thái Tuế, theo quan niệm tử vi và phong thủy, có một số điều nên tránh để giảm thiểu vận hạn và tăng cường may mắn, cụ thể:
- Tránh những quyết định lớn như: không nên kết hôn, đính hôn hoặc ly hôn; hạn chế mua nhà, xây dựng, sửa chữa lớn; tránh khởi nghiệp, đầu tư lớn hay thay đổi công việc quan trọng.
- Hạn chế đi xa hoặc di chuyển hướng xung Thái Tuế: tránh đi về hướng đối xung với tuổi trong năm đó; hạn chế các chuyến đi dài ngày, đặc biệt là đi đến nơi nguy hiểm hoặc chưa quen thuộc.
- Kiểm soát cảm xúc và tránh tranh cãi: khi phạm Thái Tuế, dễ gặp mâu thuẫn, thị phi, ên giữ thái độ điềm tĩnh, tránh cãi vã trong công việc hay cuộc sống gia đình.
- Tránh các rủi ro về tài chính: không nên vay mượn lớn, cho vay tiền hoặc đầu tư mạo hiểm, hạn chế các giao dịch kinh doanh có yếu tố rủi ro cao.
- Cẩn thận về sức khỏe: chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi gặp dấu hiệu bất thường, tránh các hoạt động thể thao nguy hiểm, dễ gặp tai nạn.
- Không tham gia vào các hoạt động tâm linh không rõ nguồn gốc: tránh mời thầy cúng bừa bãi hoặc tham gia các nghi lễ không cần thiết, gây phản tác dụng.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khả
Thái Tuế là gì? Theo tử vi những tuổi nào phạm Thái Tuế trong năm 2025? (Hình Internet)
Năm 2025 là năm Ất Tỵ (Hỏa), theo tử vi, những tuổi phạm Thái Tuế trong năm 2025 bao gồm: Dần, Tỵ, Thân, Hợi.
Con giáp | Năm sinh | Hạn Thái Tuế |
Tuổi Dần | Nhâm Dần (1962), Giáp Dần (1974), Bính Dần (1986), Mậu Dần (1998), Canh Dần (2010) | Hại Thái Tuế |
Tuổi Tỵ | Tân Tỵ (2001), Quý Tỵ (1953, 2013), Ất Tỵ (1965), Đinh Tỵ (1977) | Trị Thái Tuế |
Tuổi Thân | Giáp Thân (1944), Bính Thân (1956), Mậu Thân (1968), Canh Thân (1980), Nhâm Thân (1992), Giáp Thân (2004), Bính Thân (2016) | Hình Thái Tuế và Phá Thái Tuế |
Tuổi Hợi | Kỷ Hợi (1959), Tân Hợi (1971), Quý Hợi (1983), Ất Hợi (1995), Đinh Hợi (2007), Kỷ Hợi (2019) | Xung Thái Tuế |
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì:
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Như vậy, mọi người có quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo theo quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, nhưng không được vi phạm điều cấm của pháp luật.
Hiện nay, quy định pháp luật chưa có quy định thế nào là mê tín dị đoan. Tuy nhiên, mê tín dị đoan là một trong những hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng bị nghiêm cấm theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP.
Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL có quy định như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
...
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
Theo đó, nếu việc cúng bái được thực hiện với mục đích văn hóa, tâm linh, phù hợp với phong tục tập quán, thì không bị coi là mê tín dị đoan. Đây được xem là hành động mang tính tín ngưỡng cá nhân, nhằm cầu bình an, may mắn, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội.
Pháp luật Việt Nam không cấm tín ngưỡng và phong tục, nhưng nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Cúng hóa giải Thái Tuế sẽ không bị coi là mê tín dị đoan nếu thực hiện đúng với văn hóa tín ngưỡng truyền thống, không bị lạm dụng để trục lợi hoặc gây hại.