21/05/2024 17:55

Tết Đoan Ngọ năm 2024 nhằm ngày mấy? Các phong tục của người Việt trong Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ năm 2024 nhằm ngày mấy? Các phong tục của người Việt trong Tết Đoan Ngọ

Cho tôi hỏi Tết Đoan Ngọ năm 2024 rơi vào ngày mấy? Các phong tục của người Việt trong Tết Đoan Ngọ là gì? (Minh Lan - Bắc Ninh)

Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Tết Đoan Ngọ năm 2024 nhằm ngày mấy? 

Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là Tết Đoan Dương, là một ngày Tết truyền thống được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan.

"Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là "tết giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Vào năm 2024, Tết Đoan Ngọ sẽ nhằm vào Thứ Hai, ngày 10 tháng 6 năm 2024 (Dương lịch).

2. Các phong tục của người Việt trong Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là ngya tết truyền thóng và lau đời ở Việt Nam, trong ngày này, người Việt ta cùng nhau thực hiện những phong tục đã có từ lâu đời, có thể kể đến các phong tục sau:

(1) Khảo cây vào giờ Ngọ

Đúng 12 giờ trưa, nhiều địa phương sẽ thực hiện nghi thức khảo cây hay còn gọi là đánh cây. Theo quan điểm xưa, nếu thực hiện điều này và kèm theo ước muốn sung túc, đầy đủ thì sẽ được theo ý nguyện.

(2) Hái lá thuốc

Tục ngữ có câu "Tháng năm đi giết sâu bọ". Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người ta thường dậy sớm, lấy một ít lá tía tô, lá húng lủi, lá xoài, lá ổi, lá chanh... nấu nước tắm cho cả nhà. Nước này được cho là có tác dụng tiêu diệt các loại sâu bọ trong cơ thể, giúp con người khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, người ta cũng có thể dùng lá mai, lá sầu đâu, lá bạc hà... để xông nhà, đuổi muỗi và khử trùng.

(3) Ăn các món ăn đặc trưng:

Bánh tro: Bánh tro được làm từ gạo nếp, tro rơm và nhân đậu xanh, vừng đen. Bánh tro có vị dẻo thơm, bùi bùi, là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ.

Chè hạt sen: Chè hạt sen có vị thanh mát, ngọt bùi, được nấu từ hạt sen, táo đỏ, long nhãn, đường phèn... Chè hạt sen được cho là có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

Rượu nếp: Rượu nếp được nấu từ nếp cái hoa vàng, có vị cay nồng, thơm ngon. Rượu nếp được cho là có tác dụng tiêu hóa tốt, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Trái cây: Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người ta thường ăn các loại trái cây có vị chua như mận, xoài, vải... được cho là có tác dụng giải độc cơ thể.

(4)  Cúng tổ tiên

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người ta thường cúng tổ tiên để bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong cho gia đình được bình an, may mắn. Mâm cỗ cúng tổ tiên thường có bánh tro, chè hạt sen, trái cây...

(5) Tắm nước lá mùi

Cây mùi là một loại cây lá nhỏ và có mùi thơm. Theo tục truyền, lấy cây mùi đun nước tắm trong ngày này sẽ giúp thoát nhiều mô hôi, giúp tránh được gió máy, cảm mạo, trừ độc, mang lại sức khỏe tốt.

Ngoài ra, còn nhiều phong tục khác mà người Việt Nam thường thực hiện vào dịp Tết Đoan Ngọ, các phong tục này có thể có sự khác biệt ở từng vùng miền.

Ngày nay, do cuộc sống hiện đại, nhiều phong tục của Tết Đoan Ngọ không còn được duy trì như trước. Tuy nhiên, Tết Đoan Ngọ vẫn là một ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, là dịp để mọi người sum vầy bên nhau và cầu mong cho những điều tốt đẹp.

3. Tết Đoan Ngọ 2024 người lao động có được nghỉ làm không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết như sau:

- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

+ Tết Âm lịch: 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

- Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.

Theo quy định trên, Tết Đoan Ngọ không phải là ngày nghỉ lễ tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương. Vì vậy, người lao động không được nghỉ lễ vào ngày Tết Đoan Ngọ 2024.

Nguyễn Phạm Hoàng Thuy
506

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]