24/01/2025 09:43

Táo quân 2025 khi nào phát sóng? Táo quân 2025 sẽ được phát sóng lúc mấy giờ, kênh nào?

Táo quân 2025 khi nào phát sóng? Táo quân 2025 sẽ được phát sóng lúc mấy giờ, kênh nào?

Táo quân 2025 - Chương trình Gặp nhau cuối năm khi nào phát sóng? Táo quân 2025 sẽ được phát sóng lúc mấy giờ, kênh nào?

Táo quân 2025 khi nào phát sóng? Táo quân 2025 sẽ được phát sóng lúc mấy giờ, kênh nào?

Táo quân là một trong những chương trình hài kịch đặc sắc và được mong đợi nhất trong dịp Tết Nguyên đán của Việt Nam. Lấy cảm hứng từ truyền thuyết dân gian về các vị thần Táo lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng, chương trình đã khéo léo kết hợp yếu tố hài hước, châm biếm để phản ánh sinh động những sự kiện nổi bật của năm qua.

Với sự tham gia của dàn diễn viên hài tài năng, những tiểu phẩm trong Táo quân luôn mang đến tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Không chỉ đơn thuần là một chương trình giải trí, Táo quân còn là một bức tranh sinh động về xã hội, giúp khán giả nhìn nhận lại những vấn đề của cuộc sống một cách nhẹ nhàng và sâu sắc hơn.

Qua từng mùa, Táo quân đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, góp phần tạo nên không khí vui tươi, đầm ấm trong dịp Tết Nguyên đán.

Năm nay, Táo quân 2025 - Chương trình Gặp nhau cuối năm với sự trở lại của những gương mặt nghệ sỹ quen thuộc tiếp tục là món ăn tinh thần hấp dẫn, đáng chờ đợi đối với khán giả truyền hình trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Chương trình được phát sóng lúc 20h10 trên VTV ngày 28/01/2025 (29 Tết âm lịch).

Như vậy, gặp nhau cuối năm - Táo quân 2025 dự kiến được phát sóng vào 20h10 ngày 28/01/2025 (29 Tết âm lịch) trên VTV.

Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo./.

Nghệ sĩ cần tuân thủ những quy tắc ứng xử nào khi hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật?

Theo quy định tại Chương II Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật được ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL 2021, cụ thể như sau:

(1) Quy tắc ứng xử chung

- Đặt lợi ích của dân tộc, quốc gia lên trên hết, trước hết, trọng danh dự, đề cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật.

- Gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; không làm tổn hại uy tín của tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín, danh dự của người hoạt động nghệ thuật phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam.

(2) Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp

- Có khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật, luôn tìm tòi cái mới, cái hay để phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống nhằm sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.

- Lấy giá trị chân - thiện - mỹ làm mục tiêu, động lực để lan tỏa tinh thần, sứ mệnh của nghệ thuật, góp phần hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt đẹp, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người và cộng đồng xã hội.

- Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; tích cực khai thác các phương pháp sáng tạo, thể nghiệm mới, phù hợp với giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ.

- Tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới, tiếp nhận có chọn lọc các khuynh hướng, trào lưu nghệ thuật của quốc tế góp phần xây dựng, phát triển nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đồng thời phát huy và làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.

- Có ý thức quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam, giữ gìn tình hữu nghị, đoàn kết quốc tế, không làm tổn hại đến lợi ích, an ninh, chủ quyền quốc gia, tuân thủ pháp luật nước sở tại khi tham gia các hoạt động nghệ thuật ở nước ngoài.

- Giữ gìn danh hiệu, hình ảnh; chọn lựa sử dụng trang phục, hóa trang phù hợp với mục đích, nội dung hoạt động nghệ thuật.

- Đấu tranh chống lại cái xấu, những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn trong đời sống xã hội; giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; có nhận thức, quan điểm đúng trước những biểu hiện lệch lạc, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ ; không sáng tác, lưu hành, phổ biến, biểu diễn những tác phẩm có nội dung không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc, gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng.

(3) Quy tắc ứng xử đối với đồng nghiệp

- Trân trọng các thế hệ nghệ sĩ đi trước trong việc trao truyền những giá trị văn hóa, tinh hoa nghề nghiệp cho các thế hệ người hoạt động nghệ thuật; tôn trọng, bảo vệ uy tín của đồng nghiệp trước công chúng, khán giả và xã hội.

- Chân thành hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ cùng nhau phát huy tài năng, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đối với người mới tham gia hoạt động nghệ thuật.

- Trung thực, có trách nhiệm trong phát ngôn, bày tỏ, chia sẻ quan điểm, không gây mâu thuẫn, tổn hại đến uy tín, quyền lợi hợp pháp của đồng nghiệp.

(4) Quy tắc ứng xử đối với công chúng, khán giả

- Tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp xác đáng của công chúng, khán giả để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật.

- Ứng xử chân thành, đúng mực, thân thiện và xây dựng hình ảnh đẹp của người hoạt động nghệ thuật với công chúng, khán giả.

- Không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi cá nhân dưới mọi hình thức.

(5) Quy tắc ứng xử trên báo chí, truyền thông và không gian mạng

- Cá nhân sử dụng tài khoản mạng xã hội để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính xác, tin cậy, có lợi ích cho xã hội và đất nước; bình luận, nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; trung thực trong phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan.

- Không sử dụng từ ngữ gây mâu thuẫn, xung đột, phân biệt vùng, miền, giới tính, tính ngưỡng, tôn giáo; không sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục.

- Không lôi kéo, xúi giục, kích động, tạo phe nhóm gây chia rẽ, mất đoàn kết, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến an ninh, trật tự, lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Không đăng tải, chia sẻ và lan truyền các nội dung vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, vi phạm bản quyền, thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và ảnh hưởng tiêu cực, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

(6) Quy tắc ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội khác

- Phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động xã hội. Thực hiện, phối hợp thực hiện hiệu quả các phong trào, hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm lo người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định pháp luật.

- Dùng uy tín cá nhân để lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử văn hóa trong xã hội đến cộng đồng, chú trọng các hoạt động liên quan đến giáo dục sức khoẻ cộng đồng, lối sống thân thiện và bảo vệ môi trường.

- Công khai, minh bạch kịp thời khi tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ uy tín, trách nhiệm, danh dự người hoạt động nghệ thuật, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân.

- Tham gia hoạt động quảng cáo phải đảm bảo truyền đạt thông tin trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường.

- Không tổ chức, tham gia các hoạt động trái quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; không thực hành, ủng hộ các hoạt động mê tín dị đoan, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nguyễn Ngọc Trầm
3

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]