Chào anh, ban biên tập xin giải đáp như sau:
Ngày 15/9/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 825/CĐ-TTg triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy.
>> Xem thêm:
Chủ chung cư mini trong vụ cháy ở Hà Nội có thể đối diện với mức án nào?
Tiêu lệnh chữa cháy là gì? Nội quy an toàn về PCCC gồm những gì?
Trong thời gian qua đã có nhiều vụ việc cháy quán karaoke, căn hộ, chung cư, căn hộ, xưởng bánh kẹo… thương tâm đã xảy ra trên cả nước. Trong đó có những vụ việc hết sức nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, tính mạng và tài sản.
Quán triệt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tăng cường công tác PCCC, hướng dẫn và thông tin, tuyên truyền rộng rãi để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời không để xảy ra cháy, nổ, nhất là trong mùa hanh khô sắp tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
(*) Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả các văn bản của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác PCCC và CNCH, nhất là Chỉ thị 47-CT/TW năm 2015 và Kết luận 02- KL/TW năm 2021 của Ban Bí thư, Nghị quyết 99/2019/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2023.
Việc triển khai thực hiện phải cụ thể trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá kết quả để xem xét trách nhiệm đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện không nghiêm túc; mỗi cán bộ, công chức, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện các quy định về PCCC.
(*) Bộ Công an:
- Chỉ đạo lực lượng Công an toàn quốc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao để đánh giá thực trạng, có ngay các giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu tối đa thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra (hoàn thành việc tổng rà soát trước ngày 15/11/2023).
- Sớm tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc để đánh giá kết quả 08 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg năm 2023 về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới và chỉ đạo các giải pháp cấp bách để tăng cường công tác phòng ngừa, hạn chế các vụ cháy xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân (hoàn thành trong tháng 9/2023).
(*) Bộ Xây dựng:
- Rà soát các quy định pháp luật về xây dựng, quản lý các loại hình nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; xây dựng, bổ sung tiêu chuẩn về PCCC đối với các loại hình nhà ở này. Khẩn trương hoàn thành Quy chuẩn sửa đổi QCVN 06:2022/BXD và tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ (hoàn thành trước ngày 30/9/2023).
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an khẩn trương nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa cháy, nổ, khắc phục những tồn tại về PCCC đối với các loại hình trên; đồng thời ban hành tài liệu hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC cho các công trình, cơ sở hiện hữu khác; chỉ đạo các đơn vị, địa phương hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các giải pháp để khắc phục những tồn tại, bảo đảm an toàn PCCC trong quá trình sử dụng (hoàn thành trước ngày 30/10/2023).
(*) Bộ Công Thương:
Tăng cường rà soát, khẩn trương ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành quy định về trách nhiệm quản lý điện (sau công tơ). Chỉ đạo ngành điện rà soát, phát hiện các công trình, cơ sở, hộ gia đình không bảo đảm an toàn trong sử dụng điện để hướng dẫn, khuyến cáo người dân bảo đảm an toàn PCCC; tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong sử dụng điện.
(*) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn về công tác PCCC, đặc biệt là kỹ năng PCCC và thoát nạn cho người dân khi có sự cố cháy, nổ. Các cơ quan thông tin, truyền thông ở Trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng thoát nạn, PCCC cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các nội dung tuyên truyền, hướng dẫn phải cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị liên quan và các cơ sở giáo dục thực hiện ngay việc tổ chức giảng dạy các kỹ năng về PCCC và thoát nạn cho học sinh, sinh viên.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nâng cao cảnh giác, ứng phó kịp thời với các sự cố cháy, nổ; chỉ đạo các nhà mạng gửi tin nhắn đến các thuê bao di động để tuyên truyền, khuyến cáo về biện pháp PCCC và các kỹ năng thoát nạn khi có cháy, nổ.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các phương tiện nghe, nhìn khác dành thời lượng các khung giờ có nhiều người theo dõi (ưu tiên khung giờ từ 06 giờ đến 07 giờ và từ 19 giờ đến 21 giờ hằng ngày trên kênh VTV1, VTV3, VOV...) để tuyên truyền, khuyến cáo cho người dân về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa cháy, nổ, thoát nạn, đặc biệt tại các cơ sở tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao, cơ sở tập trung đông người.
(*) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể:
Tích cực chung tay tuyên truyền, vận động người dân tăng cường bảo đảm an toàn PCCC, trước hết là trong các hội viên, thành viên và gia đình.
(*) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chấn chỉnh hoạt động quản lý xây dựng, nhất là việc cấp phép, thanh tra, kiểm tra, chấp hành pháp luật xây dựng; gắn trách nhiệm cụ thể tới từng đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc cấp phép, quản lý trật tự xây dựng; xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép, sai phép.
- Chỉ đạo tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có mật độ người ở cao, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ, có giải pháp hạn chế xảy ra cháy, nổ và giảm thiểu thiệt hại, hậu quả do cháy, nổ gây ra. Chỉ đạo chấn chỉnh việc quản lý nhà nước về PCCC, nhất là tại cấp huyện, cấp xã, kiểm điểm xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân để xảy ra các sai phạm.
- Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho công tác PCCC, hỗ trợ việc mua sắm trang thiết bị phục vụ PCCC và CNCH đáp ứng tình hình thực tế tại địa phương.
Chủ động hơn trong việc phòng tránh và giảm nhẹ các thiệt hại của hỏa hoạn bằng cách trang bị cho mình các kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn như các vật dụng sau:
- Đầu báo cháy, báo khói
Đầu báo cháy là một thiết bị quan trọng trong hệ thống báo cháy tự động. Đầu báo cháy giúp phát hiện sớm đám cháy, từ đó giúp giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
- Búa thoát hiểm
Búa thoát hiểm chữa cháy là một dụng cụ quan trọng giúp người dân thoát hiểm an toàn trong trường hợp có cháy. Người dân nên trang bị búa thoát hiểm chữa cháy tại nhà để có thể sử dụng khi cần thiết.
- Bình chữa cháy
Bình chữa cháy là một thiết bị được sử dụng để dập tắt đám cháy nhỏ hoặc mới bùng phát. Bình chữa cháy có thể được sử dụng ở nhiều nơi, chẳng hạn như nhà ở, văn phòng, nhà máy,...
Dựa vào chất chữa cháy, bình chữa cháy có thể được chia thành các loại cơ bản sau:
+ Bình chữa cháy nước: Đây là loại bình chữa cháy phổ biến nhất. Bình chữa cháy nước được sử dụng để dập tắt các đám cháy chất rắn, chất lỏng,...
+ Bình chữa cháy bột: Bình chữa cháy bột được sử dụng để dập tắt các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí,...
+ Bình chữa cháy khí CO2: Bình chữa cháy khí CO2 được sử dụng để dập tắt các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất điện,...
- Ngoài ra, còn nhiều các vật dụng khác phục vụ việc PCCC như: Mặt nạ chống khói, thang dây, mền chống cháy,… Mỗi gia đình, mỗi người dân nên chủ động trong việc PCCC, trang bị kiến thức cho bản thân và thiết bị chữa cháy trong khả năng để kịp thời xử lý khi không may gặp hoả hoạn.
Trân trọng!