30/11/2024 09:19

Tải về mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BTP

Tải về mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BTP

Tải mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất hiện nay ở đâu? Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thế nào?

Ai có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp?

Theo quy định tại Điều 9 Luật lý lịch tư pháp 2009 về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp

1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy, quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc về công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử và các cơ quan, tổ chức để quản lý nhân sự, đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã. 

Tải về mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BTP

Hiện nay, mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BTP:

Tải về mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2 mới nhất: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/TVBA/mau-lltp2.doc 

Hướng dẫn cách điền phiếu lý lịch tư pháp số 2:

- Thông tin số (1): ghi rõ bằng chữ in hoa, đủ dấu.

- Thông tin số (4): ghi rõ tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

-Thông tin số (6): ghi rõ là chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước hay hộ chiếu. Trường hợp là thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước hoặc người chưa thành niên thì ghi số định danh cá nhân.

- Thông tin số (7), (8): ghi rõ nơi thường trú, tạm trú; trường hợp không có nơi thường trú thì ghi nơi tạm trú tại thời điểm yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp; trường hợp không có nơi thường trú, tạm trú thì điền “//”. 

- Thông tin số (14): Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký, ghi rõ họ, tên, đóng dấu đối với trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp bằng văn bản giấy; ký số hợp lệ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử.

Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thế nào?

Theo quy định tại Điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009 về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 như sau:

- Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật lý lịch tư pháp 2009 có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. 

Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật lý lịch tư pháp 2009.

Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

- Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp 2009; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Đồng thời, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp cũng được quy định cụ thể tại Điều 48 Luật lý lịch tư pháp 2009:

- Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Luật lý lịch tư pháp 2009, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 15 ngày.

- Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

Nguyễn Ngọc Trầm
12

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]