07/09/2024 11:54

Tải về mẫu đơn xin rút khỏi công đoàn cơ sở mới nhất dành cho người lao động

Tải về mẫu đơn xin rút khỏi công đoàn cơ sở mới nhất dành cho người lao động

Người lao động xin rút khỏi công đoàn cơ sở thì thực hiện theo mẫu đơn nào? Hướng dẫn cách viết đơn xin rút khỏi công đoàn cơ sở

1. Công đoàn cơ sở là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 thì từ ngữ “Công đoàn cơ sở” được hiểu như sau:

“Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”

Đồng thời, hệ thống tổ chức công đoàn được quy định tại Điều 7 Luật Công đoàn 2012 như sau:

Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, công đoàn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

2. Tải về mẫu đơn xin rút khỏi công đoàn cơ sở mới nhất dành cho người lao động

Dưới đây là mẫu đơn xin rút khỏi công đoàn cơ sở mới nhất dành cho người lao động (tham khảo):

Tải về mẫu đơn xin rút khỏi công đoàn cơ sở mới nhất: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/TVBA/don-rut-cong-doan.docx 

3. Hướng dẫn cách viết đơn xin rút khỏi công đoàn cơ sở

Mỗi công ty có thể có những quy định khác nhau về thủ tục rút khỏi công đoàn. Cần tìm hiểu kỹ điều lệ công đoàn của công ty để biết rõ các yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên, để đơn xin rút khỏi công đoàn cơ sở trình bày đầy đủ và rõ ràng, có thể tham khảo cách viết sau:

- Quốc hiệu tiêu ngữ là bắt buộc phải có và không thể thiếu; địa điểm và ngày tháng năm viết đơn được trình bày ở dưới quốc hiệu tiêu ngữ, trình bày ở góc phải của đơn.

- Tên đơn in hoa có dấu và căn giữa, cụ thể: ĐƠN XIN RÚT KHỎI CÔNG ĐOÀN

- Kính gửi: ban chấp hành công đoàn cơ sở nơi mà người lao động đang tham gia…

- Căn cứ để viết đơn: căn cứ ở đây là căn cứ vào Luật công đoàn,...

- Người gửi: Ghi đầy đủ thông tin của người viết đơn xin rút khỏi công đoàn cơ sở như: Họ tên, ngày sinh, số CMND hoặc là CCCD ngày cấp và nơi cấp. 

- Thông tin chỗ ở: ghi đầy đủ số nhà, xã phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố; số điện thoại để liên hệ.

- Hiện tại đang làm việc công tác: Tên công ty, doanh nghiệp và người viết đơn đang làm việc, công tác; ghi ngày tháng năm gia nhập công đoàn;

- Trình bày lý do viết đơn xin rút khỏi công đoàn: trình bày ngắn gọn về lý do xin viết đơn xin rút khỏi công đoàn, tránh việc trình bày lý do quá dài dòng, lan man.

- Người viết đơn sẽ phải cam đoan về những thông tin đã viết trong đơn và sau đó ký và ghi rõ họ tên vào cuối đơn.

4. Khi xảy ra tranh chấp về quyền công đoàn tại cơ sở thì giải quyết thế nào?

Theo quy định tại Điều 30 Luật Công đoàn 2012 thì khi phát sinh tranh chấp về quyền công đoàn giữa đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức công đoàn với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định sau đây:

- Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong quan hệ lao động thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động;

- Tranh chấp thuộc phạm vi quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong các quan hệ khác thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết theo pháp luật tương ứng có liên quan;

- Tranh chấp liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đối với Công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

Nguyễn Ngọc Trầm
186

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn