Báo cáo công tác PCCC là một tài liệu tổng hợp, đánh giá toàn diện về các hoạt động phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo này cung cấp thông tin chi tiết về tình hình thực hiện công tác PCCC, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục.
Dưới đây là mẫu báo cáo công tác PCCC định kỳ 6 tháng năm 2024 mới nhất (tham khảo):
Mẫu báo cáo công tác PCCC định kỳ 6 tháng năm 2024 mới nhất (tham khảo): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/bao-cao-PCCC.docx
Theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm b Khoản 8 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP về kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
- Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;
- Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở định kỳ một năm một lần, kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP thuộc phạm vi quản lý;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP trong phạm vi quản lý của mình;
- Cơ quan Công an kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP thuộc địa bàn quản lý.
Như vậy, trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy (PCCC) được phân chia rõ ràng như sau: Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông, chủ hộ gia đình và chủ rừng phải kiểm tra thường xuyên trong phạm vi quản lý của mình. Các cơ sở đặc biệt phải báo cáo định kỳ 6 tháng một lần cho cơ quan Công an.
Chủ tịch UBND cấp xã và huyện có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra định kỳ và đột xuất theo yêu cầu an ninh, trật tự. Cơ quan Công an kiểm tra định kỳ hàng năm và đột xuất nếu phát hiện vi phạm có nguy cơ gây cháy, nổ.
Lưu ý: Phụ lục III kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 50/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2024.
Danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý tại Phụ lục III kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/phu-luc-III.doc