Hiện nay, các mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, gồm:
Theo quy định tại Điều 65 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về hình thức, phương thức gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:
(1) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:
- Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử (file.doc). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 2 Điều 65 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT;
- Báo cáo bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 65 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
(2) Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi qua trục liên thông văn bản quốc gia;
- Gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của địa phương và Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Gửi, nhận trực tiếp;
- Gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi, nhận qua Fax;
- Gửi, nhận qua hệ thống thư điện tử;
- Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong những phương thức: Gửi qua trục liên thông văn bản quốc gia; Gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của địa phương và Bộ Tài nguyên và Môi trường; Gửi, nhận trực tiếp; Gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính; Gửi, nhận qua Fax; Gửi, nhận qua hệ thống thư điện tử; Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về những nguyên tắc bảo vệ môi trường như sau:
(1) Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
(2) Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
(3) Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
(4) Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
(5) Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(6) Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
(7) Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.