06/10/2023 17:41

Tải trọng lớn nhất mà lốp xe mô tô có thể chịu được là bao nhiêu?

Tải trọng lớn nhất mà lốp xe mô tô có thể chịu được là bao nhiêu?

Tôi muốn biết tải trọng lớn nhất mà lốp xe mô tô, xe gắn máy có thể chịu được là bao nhiêu? “Đình Vỹ-Quảng Nam”

Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Tải trọng lớn nhất mà lốp xe mô tô có thể chịu được là bao nhiêu?

Theo QCVN 36:2010/BGTVT thì mức chịu tải lớn nhất (maximum load rating)-Tải trọng lớn nhất mà lốp có thể chịu được như sau:

- Với các tốc độ nhỏ hơn hoặc bằng 130 km/h, mức chịu tải lớn nhất không được v­ượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị tải trọng tương ứng với chỉ số khả năng chịu tải của lốp được chỉ ra trong bảng "Sự biến đổi của khả năng chịu tải với tốc độ" (xem 1.3.27) trong phụ lục E QCVN 36:2010/BGTVT và có xét đến ký hiệu cấp tốc độ của lốp và tốc độ thiết kế của xe mà lốp được lắp vào.

- Với các tốc độ trên 130 km/h nhưng không quá 210 km/h, mức chịu tải lớn nhất không đ­ược vượt quá giá trị tải trọng tương ứng với chỉ số khả năng chịu tải của lốp.

- Với các tốc độ từ 210 km/h đến 270 km/h, mức chịu tải lớn nhất không được v­ượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị tải trọng tương ứng với chỉ số khả năng chịu tải của lốp như nêu trong trong bảng 3 dư­ới đây và có xét đến ký hiệu cấp tốc độ của lốp và tốc độ thiết kế của xe mà lốp đ­ược lắp vào.

Bảng 3 - Mức chịu tải lớn nhất

Tốc độ lớn nhất

km/h ***/

Mức chịu tải lớn nhất (%)

Ký hiệu cấp tốc độ V

Ký hiệu cấp tốc độ W **/

210

100

100

220

95

100

230

90

100

240

85

100

250

(80) */

95

260

75

85

270

70

75

*/ Chỉ áp dụng được cho các lốp quy định bằng ký hiệu "V" thuộc ký hiệu kích cỡ và tới tốc độ lớn nhất do hãng sản xuất lốp quy định.

**/ Chỉ áp dụng được cho các lốp quy định bằng ký hiệu "Z" thuộc ký hiệu kích cỡ quy định.

***/ Đối với các tốc độ trung gian, được phép nội suy tuyến tính mức chịu tải lớn nhất.

- Với các tốc độ vượt quá 270 km/h, mức chịu tải lớn nhất không đư­ợc vượt quá tải trọng do nhà sản xuất quy định, có xét đến tốc độ lớn nhất của lốp. 

Áp dụng nội suy tuyến tính mức chịu tải lớn nhất đối với các tốc độ trung gian giữa 270 km/h và tốc độ lớn nhất do nhà sản xuất lốp cho phép.

2. Quy định kỹ thuật về lốp xe mô tô, xe gắn máy

Theo đó, lốp phải được kiểm tra, thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định tại QCVN 36:2010/BGTVT như sau:

Các kính thước của lốp phải phù hợp công bố của nhà sản xuất và ghi trên lốp. Kích th­ước lốp phải được đo theo quy trình nêu trong phụ lục C của QCVN 36:2010/BGTVT.

- Đối với chiều rộng mặt cắt ngang của lốp

Chiều rộng mặt cắt ngang là giá trị nhận được theo công thức sau: 

S = S1 + K (A - A1)

Trong đó:

S là chiều rộng mặt cắt ngang tính bằng milimét và được xác định khi lốp lắp trên vành đo;

S1 là chiều rộng danh nghĩa mặt cắt ngang tính bằng milimét được chỉ ra ở vách bên của lốp trong ký hiệu lốp đã quy định;

A là chiều rộng (tính bằng milimét) của vành đo, do nhà sản xuất quy định;

A1 là chiều rộng (tính bằng milimét) của vành lý thuyết. A1 bằng S1 nhân với hệ số X do nhà sản xuất quy định;

K là hệ số được lấy bằng 0,4.

Các loại lốp có ký hiệu kích cỡ ghi trong cột đầu tiên của các bảng trong phụ lục B của QCVN 36:2010/BGTVT, thì chiều rộng mặt cắt ngang sẽ là các giá trị tương ứng nêu trong bảng.

- Đối với đường kính ngoài của lốp

Đường kính ngoài của lốp là giá trị trung bình nhận đ­ược theo công thức sau:

D = d + 2H

Trong đó:

D là đường kính ngoài tính bằng milimét;

d là ký hiệu đường kính danh nghĩa của vành tính bằng milimét;

H là chiều cao mặt cắt ngang tính bằng milimét và bằng S1 x 0,01Ra

Trong đó:

S1 là chiều rộng danh nghĩa của mặt cắt ngang tính bằng milimét;

Ralà tỉ lệ mặt cắt danh nghĩa.

Với loại lốp mà ký hiệu kích thước được nêu trong cột đầu tiên của các bảng trong phụ lục B của QCVN 36:2010/BGTVT, đường kính ngoài sẽ là các giá trị tương ứng nêu trong bảng.

- Đối với yêu cầu kỹ thuật chiều rộng mặt cắt ngang của lốp

Chiều rộng toàn bộ của lốp có thể nhỏ hơn chiều rộng mặt cắt ngang S được xác định theo 2.1.1.

Chiều rộng toàn bộ của lốp có thể lớn hơn chiều rộng mặt cắt ngang S theo phần trăm sau đây:

+ Đối với lốp thông thường và lốp đi trên tuyết có:

++ Mã số đường kính vành từ 13 trở lên: + 10 %;

++Mã số đường kính vành từ 12 trở xuống: 8 %.

+ Đối với lốp đa năng “MST”: 25 %.

- Đối với yêu cầu kỹ thuật đ­ường kính ngoài của lốp

Đường kính ngoài của lốp không được vượt ra ngoài giá trị Dmin và Dmax được quy định trong phụ lục B.

Đối với kích cỡ không được liệt kê trong phụ lục B, đường kính ngoài của lốp không được vượt ra ngoài các giá trị Dmin và Dmax xác định theo các công thức sau:

Dmin = d + (2H x a)

Dmax = d + (2H x b)

Trong đó:

H và d là các giá trị được xác định trong 2.1.2.1, a và b là các giá trị được quy định dưới đây:

+ Đối với lốp thông th­ường và lốp đi trên tuyết có:

                                                                                       a

- Mã số đường kính vành từ 13 trở lên:                    0,97

- Mã số đường kính vành từ 12 trở xuống:                        0,93

Đối với lốp đa năng "MST":                                     1,00

+ Đối với lốp thông th­ường có:

                                                                                     b

- Mã số đường kính vành từ 13 trở lên:                    1,07

- Mã số đường kính vành từ 12 trở xuống:                        1,10

Đối với lốp đa năng "MST" và lốp đi trên tuyết:                 1,12

Trân trọng!

Bùi Thị Như Ý
754

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn