Sơ yếu lý lịch là tài liệu dùng để cung cấp thông tin cá nhân, gia đình và quá trình học tập, làm việc của một cá nhân.
Khi xin việc, nhà tuyển dụng thường yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch. Dưới đây là một số mẫu sơ yếu lý lịch xin việc mới nhất 2025:
Mẫu sơ yếu lý lịch số 1: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/TVBA/mua-so-yeu-ly-lich-1.doc
Mẫu sơ yếu lý lịch số 2: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/TVBA/so-yeu-ly-lich-tu-thuat-2.doc
Hướng dẫn cách điền sơ yếu lý lịch:
Phần ảnh: Ảnh 4×6 hoặc 3x4 tùy theo yêu cầu của Công ty.
Phần nội dung:
I. THÔNG TIN BẢN THÂN
Họ và tên: Ghi đầy đủ họ tên IN HOA, có dấu. Ghi đúng theo giấy tờ tùy thân
Giới tính: Ghi theo giới tính sinh học nam ghi nam, nữ ghi nữ
Ngày, tháng, năm sinh/ Nơi sinh: Ghi đúng ngày tháng năm sinh theo thông tin trên căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân.
Nguyên quán: Ghi theo nguyên quán trên giấy tờ tùy thân.
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Ghi địa chỉ nơi đang đăng ký thường trú theo địa danh hành chính
Lưu ý: Ghi rõ thông tin về số nhà, đường, ấp (khu phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi mà đăng ký thường trú
Chỗ ở hiện nay: Điền địa chỉ hiện tại của bạn, có thể trùng với địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đang cư trú hiện tại.
Lưu ý: Ghi rõ thông tin về số nhà, đường, ấp (khu phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố)
Điện thoại liên hệ: Cung cấp số điện thoại liên hệ bạn đang sử dụng.
Dân tộc: Điền dân tộc của bạn, ví dụ: Kinh, Tày, Nùng, Mường…
Tôn giáo: Ghi tôn giáo mà bạn đang theo, nếu không có thì ghi "không"
Số CCCD/CC; cấp ngày .…/…./……...nơi cấp: Ghi đúng số, ngày cấp và nơi cấp theo căn cước công dân/chứng minh thư
Trình độ văn hóa: Ghi rõ trình độ văn hóa cao nhất bạn đã đạt được.
Trình độ văn hóa ghi trong sơ yếu lịch là trình độ giáo dục phổ thông đây là trình độ mà cá nhân hoàn thành chương trình giáo dục, tức là 12/12.
Trình độ chuyên môn: trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch ghi theo bằng cấp hoặc ngành học của bạn.
Ví dụ: Nếu đã tốt nghiệp đại học/cao đẳng: thì ghi Cử nhân Luật (nếu bạn học luật).
Trình độ ngoại ngữ: bạn có thể ghi theo các mức độ: Cơ bản, Trung cấp, Cao cấp
Hoặc ghi chứng nhận dựa theo khung đánh giá năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
Kết nạp Đoàn TNCS HCM: Viết rõ ngày tháng năm và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trong sổ kết nạp Đoàn.
Kết nạp Đảng CSVN: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm nơi kết nạp Đảng (Chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung Ương).
Nếu chưa vào Đảng thì không cần điền.
Khen thưởng/ Kỷ luật: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm cũng như hình thức khen thưởng. Nếu không có bạn có thể ghi “Chưa có”.
II. QUAN HỆ GIA ĐÌNH.
Ghi rõ họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột.
III. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO.
Tóm tắt quá trình đào tạo trong sơ yếu lý lịch cần ghi rõ thời gian học tập, trường đào tạo, ngành học và bằng cấp đạt được. Dưới đây là cách ghi cụ thể:
- Thời gian: Ghi theo năm bắt đầu - năm kết thúc.
- Trường học: Ghi đầy đủ tên trường.
- Ngành học: Ghi đúng chuyên ngành theo bằng tốt nghiệp.
- Bằng cấp: Cử nhân, Thạc sĩ...
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Tóm tắt quá trình công tác trong sơ yếu lý lịch cần ghi rõ thời gian, tên cơ quan/tổ chức, chức danh (nếu có) và công việc đảm nhiệm. Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức, bạn có thể ghi thực tập hoặc công việc bán thời gian liên quan đến chuyên ngành.
Căn cứ tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 có quy định, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Đồng thời, lương của người lao động thử việc được quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tiền lương thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Theo quy định trên thì tiền lương của người lao động thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.