Chuyển tuyến bảo hiểm y tế được hiểu là là việc chuyển người bệnh từ cơ sở khám chữa bệnh này sang cơ sở khám chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị. Việc chuyển tuyến có thể ảnh hưởng đến mức hưởng bảo hiểm y tế của người bệnh, tùy thuộc vào việc chuyển đúng hay vượt tuyến.
Theo đó, mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất 2025 là Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 01/2025/TT-BYT.
Tải mẫu Giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2024/TVBA/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20VI.docx
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 01/2025/TT-BYT thì hồ sơ chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
(1) Trường hợp chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo yêu cầu chuyên môn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh phải có Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 01/2025/TT-BYT bằng bản giấy hoặc bản điện tử.
Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký.
(2) Người tham gia bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 01/2025/TT-BYT được sử dụng Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày ký.
Trường hợp hết thời hạn của Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà người bệnh vẫn đang trong lần khám bệnh, chữa bệnh và cần tiếp tục điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị đó.
(3) Trường hợp người bệnh được chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó theo tình trạng bệnh của người bệnh và năng lực chuyên môn, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở.
(4) Trường người bệnh được chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà phải thực hiện nhiều đợt điều trị theo yêu cầu chuyên môn, người bệnh được tiếp tục sử dụng Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho đến khi kết thúc điều trị và sau đợt điều trị đầu tiên, mỗi đợt điều trị tiếp theo phải có Phiếu hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh được chuyển đến.
Ví dụ: Người bệnh được chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phẫu thuật mổ mắt nhưng cần thực hiện 02 đợt phẫu thuật cho từng mắt thì người bệnh được sử dụng Phiếu chuyển chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho đến khi kết thúc 02 đợt phẫu thuật.
(5) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc người bệnh tự đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Phiếu chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi.
Căn cứ tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 01/2025/TT-BYT quy định danh mục các bệnh được chuyển cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu để quản lý nhu sau:
STT | Tên bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp | Mã ICD-10 | Tình trạng, điều kiện |
1. | Lao (các loại) | Từ A15 đến A19 | Giai đoạn ổn định. |
2. | HIV/AIDS | Từ B20 đến B24, Z21 | Giai đoạn ổn định hoặc chăm sóc giảm nhẹ giai đoạn cuối. |
3. | Nhóm u ác tính | Từ C00 đến C97 | Giai đoạn cuối, chăm sóc giảm nhẹ. |
4. | Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insuline (Chưa có biến chứng) | E11.9 | Giai đoạn ổn định |
5. | Bệnh đái tháo đường liên quan đến suy dinh dưỡng (Chưa có biến chứng) | E12.9 | Giai đoạn ổn định |
6. | Nhóm bệnh tâm thần | Từ F00 đến F99 | Giai đoạn đã chẩn đoán xác định, điều trị ổn định. |
7. | Các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khác (COPD) | J44 | Giai đoạn ổn định. |
8. | Hen [suyễn] | J45 | Giai đoạn ổn định. |
9. | Tăng huyết áp | I10 | Giai đoạn ổn định. |
10. | Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn | I25 | Giai đoạn ổn định. |
11. | Suy tim | I50 | Giai đoạn ổn định. |
Ghi chú:
- Các mã bệnh có 03 ký tự trong Phụ lục này bao gồm tất cả các mã bệnh chi tiết có 04 ký tự.
- Trường hợp có mã bệnh chi tiết đến 04 ký tự, khi xác định mã bệnh phải ghi rõ mã chi tiết 04 ký tự.