Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nguyên tắc chung về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân như sau:
Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.
Theo đó, vợ chồng phải bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (kể cả trường hợp vợ hoặc chồng là lao động trong gia đình)
Song, nếu vợ chồng có thỏa thuận với nhau những tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng thì chúng sẽ là tài sản riêng, và được pháp luật công nhận.
Sau khi ly hôn, vợ chồng thường xảy ra tranh chấp về việc phân chia tài sản chung và tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Những tài sản không phải chia đôi sau khi ly hồn, bao gồm:
Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nếu vợ chồng thuận tình ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Theo đó, pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng sự tự nguyện và thỏa thuận của các bên, vì vậy, khi vợ chồng đã có thỏa thuận về việc phân chia tài sản, tài sản nào sẽ chia đôi và tài sản nào không chia đôi thì Tòa án sẽ căn cứ vào đó để phân chia tài sản cho các bên.
Theo Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:
Điều 11. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật
1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Theo đó, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ không bị chia đôi sau khi ly hôn. Tài sản riêng bao gồm:
- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng
Ngoài ra, theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản riêng còn bao gồm:
- Tài sản có trước khi kết hôn;
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản theo thỏa thuận là tài sản riêng.
- tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng
Như vậy,sau khi ly hôn, các tài sản không phải chia đôi gồm tài sản mà các bên thỏa thuận không chia đôi và tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của pháp luật đã nếu trên.