18/01/2024 07:45

Sản xuất, kinh doanh pháo nổ tự chế bị xử lý như thế nào?

Sản xuất, kinh doanh pháo nổ tự chế bị xử lý như thế nào?

Gần đây có đưa tin về vụ việc học sinh sử dụng pháo nổ tự chế, gây nổ nát bàn tay và phải đưa đi cấp cứu. Cho nên tôi muốn biết là đối với những hành vi sản xuất, kinh doanh pháo nổ tự chế thì sẽ bị xử lý như thế nào? Chị Thúy Quyên (Đắk Lắk)

Chào chị, Ban biên tập xin được giải đáp như sau

Sản xuất, kinh doanh pháo nổ tự chế bị phạt bao nhiêu tiền?

Vào dịp Tết Nguyên Đán, không thiếu những trường hợp bị xử lý do hành vi sản xuất, kinh doanh pháo nổ. Thậm chí còn xuất hiện nhiều đoạn video quay lại cách chế pháo, khiến cho rất nhiều người, đặc biệt là các em học sinh sinh viên thực hiện làm theo.

Đây là hành vi nghiêm cấm theo quy định pháp luật, cụ thể thì hành vi sản xuất, kinh doanh pháo nổ tự chế có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

(1) Đối với hành vi sản xuất pháo nổ tự chế

Căn cứ theo điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

...

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

...

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

...

Cũng theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP là mức xử phạt đối với cá nhân, còn đối với tổ chức thì sẽ bị xử phạt theo mức gấp 02 mức xử phạt cá nhân.

Theo đó, trong trường hợp cá nhân sản xuất pháo nổ tự chế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi chế tạo pháo nổ tự chế, và 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng cho hành vi mượn, thuê pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép.

Mức xử phạt đối với tổ chức là 02 lần mức xử phạt đối với cá nhân, tức là từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng và từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng trên cùng một hành vi vi phạm của cá nhân.

(2) Đối với hành vi kinh doanh pháo nổ tự chế

Xét tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh pháo nổ tự chế được quy định cụ thể như sau:

Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

...

Buôn bán pháo nổ dưới 0,5 kilôgam;

...

8.Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

...

Buôn bán pháo nổ từ 6 kilôgam trở lên;

...

Vậy, trong trường hợp kinh doanh pháo nổ tự chế mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng trong trường hợp kinh doanh pháo nổ tự chế dưới 0,5 kg, tối đa lên đến 100 triệu đồng khi khối lượng pháo được bán lên đến 6kg.

Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, đối với tổ chức mức xử phạt sẽ tăng lên gấp 02 lần (điểm b Khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)

Ngoài ra, người vi phạm cũng buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp kiếm được từ hành vi kinh doanh pháo nổ tự chế (khoản 12 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP)

Sản xuất, kinh doanh pháo nổ tự chế có thể đi tù 15 năm?

Trong trường hợp hành vi sản xuất, kinh doanh pháo nổ tự chế của cá nhân đủ căn cứ cấu thành tội phạm, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "sản xuất, buôn bán hàng cấm" theo quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Điểm a Khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

...

c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

...

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm

...

c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

...

Qua đó, người có hành vi sản xuất, kinh doanh pháo nổ tự chế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù nếu số lượng pháo nổ tự chế được sản xuất, buôn bán lên đến 120 kg.

Ngoài ra thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, quy định tại

Đỗ Minh Hiếu
214

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]