13/06/2022 16:29

Rút kinh nghiệm vụ án Tranh chấp hợp đồng tín dụng

Rút kinh nghiệm vụ án Tranh chấp hợp đồng tín dụng

Ngày 30/5/2022 VKS cấp cao tại Đà Nẵng có Thông báo 37/TB-VC2-V3 rút kinh nghiệm về kiểm sát việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại về: "Tranh chấp hợp đồng tín dụng" giữa nguyên đơn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu với bị đơn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Thắng và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập bà Hà Thị Hải Y tại Bản án 02/2020/KDTM-PT ngày 20/7/2020 của TAND tỉnh Quảng Bình.

Thông báo 37/TB-VC2-V3 có nội dung như sau:

1. Nội dung vụ án

Ngày 13/5/2016, Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Quảng Bình (viết tắt là Ngân hàng) đã ký kết với Công ty TNHH Vĩnh Thắng (viết tắt là Công ty) 03 Hợp đồng tín dụng và được giải ngân với tổng số tiền là 3.520.000.000 đồng.

Các khoản vay này được đảm bảo bằng các biện pháp bảo đảm:

+ Hợp đồng thế chấp tài sản số QBI.BĐDN.07.220415 được ký kết giữa ông H Công Đ, bà Phạm Thị Q với Ngân hàng ngày 27/4/2015, thể chấp quyền sử dụng đất tại thửa đất số 19, tờ bản đồ số 52 tại phường Đồng P, thành phố Đ, tỉnh Quảng Bình thuộc quyền sở hữu của ông H Công Đ và bà Phạm Thị Q theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y 347176 do UBND thị xã Đ cấp ngày 04/12/2003.

+ Hợp đồng thế chấp tài sản số QBI.BDDN.03.050314 ngày 11/3/2014, thể chấp quyền sử dụng đất tại thửa đất số 15, tờ bản đồ số 15 tại phường Hải Đ, thành phố Đ thuộc quyền sở hữu của ông Lê Quang C và bà Trần Thị H theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC 186571 do UBND thành phố Đ cấp ngày 09/8/2005.

+ Chứng thư bảo lãnh của ông Lê M và bà Trần Thị H bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của bên được cấp tín dụng với Ngân hàng.

Quá trình thực hiện các hợp đồng tín dụng. Công ty vi phạm nghĩa vụ cam kết trả nợ. Do đó, ngày 20/8/2018 Ngân hàng khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

- Buộc Công ty thanh toán cho Ngân hàng tổng số dư nợ còn thiếu tính đến ngày 16/12/2019 là 4.849.554.305 đồng (gồm nợ gốc 3.520.000.000 đồng; nợ lãi trong hạn 918.102.657 đồng; lãi quá hạn 375.579.965 đồng; lãi chậm trả 35.871.683 đồng).

- Nếu Công ty không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản bảo đảm thế chấp để thu hồi nợ.

2. Quá trình giải quyết vụ án

Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm 27/2019/KDTM-ST ngày 16/12/2013 của TAND thành phố Đ, tỉnh Quảng Bình quyết định:

“1. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng ACB.

4. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng, về yêu cầu xử lý tài sản thế chấp của ông Đ, bà Q để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Công ty.

5. Chấp nhận yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập chị Hà Thị Hải Y, tuyên bố Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số QB1.BĐDN, 07, 2204 15 ngày 27/4/2015 được ký kết giữa bên thể chấp ông H Công Đ, bà Phạm Thị Q; bên nhận thể chấp Ngân hàng ACB đối với tài sản thể chấp là thửa đất số 19, tờ bản đồ số 52, diện tích 248,8m, tại phường Đồng P, thành phố Đ, tỉnh Quảng Bình theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y 347167 do UBND thị xã Đ cấp ngày 04/12/2003 mang tên hộ ông H Công Đ, bà Phạm Thị Q là vô hiệu.”

Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm 02/2020/KDTM-PT ngày 20/7/2020 của TAND tỉnh Quảng Bình sửa Bản án sơ thẩm, tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng ACB, bác yêu cầu độc lập của bà Hà Thị Hải Y.

Sau khi xét xử phúc thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là bà Hà Thị Hải Y có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm nêu trên đề nghị TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm vụ án theo hướng hủy Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm, giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm.

Tại Quyết định giám đốc thẩm 21/2021/KDTM-GĐT ngày 30/11/2021, Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng quyết định hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 02/2020/KDTM-PT ngày 20/7/2020 của TAND tỉnh Quảng Bình, giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 27/2013/KDTM-ST ngày 16/12/2013 của TAND thành phố Đ, tỉnh Quảng Bình.

3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

Hợp đồng thế chấp sổ QB1,BĐDN.07.220415 ký kết giữa ông H Công Đ, bà Phạm Thị Q với Ngân hàng ngày 27/4/2015 thể hiện tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y 347167 ngày 04/12/2003 đứng tên Hộ gia đình ông H Công Đ và bà Phạm Thị Q, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... đều thể hiện là cấp đất cho Hộ gia đình ông H Công Đ, bà Phạm Thị Q. Tuy nhiên, khi ký kết Hợp đồng thế chấp chỉ có ông Đ và bà Q ký vào hợp đồng thế chấp, các thành viên trong hộ không ký, không có ủy quyền hoặc có văn bản đồng ý là trái quy định quy định tại khoản 1, 2 Điều 111; khoản 1, 2 Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ và khoản 2 Điều 109, khoản 2 Điều 223, khoản 2 Điều 217 Bộ luật dân sự năm 2005; Khoản 29 Điều 3, Điều 179 luật đất đai 2013 và khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Mặt khác, tại thời điểm ký hợp đồng thế chấp ngày 27/4/2015 thì ông Đ là người bị mù lòa nhưng chỉ có một người làm chứng là trái quy định của khoản 3 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, theo Biên bản xem xét thẩm định của Tòa án cấp phúc thẩm ngày 28/4/2020, thể hiện tại thửa đất số 19, tờ bản đồ số 52 đem thể chấp có 02 ngôi nhà: 01 ngôi nhà của bà Q và ông Đ; 01 ngôi nhà của bố mẹ ông Đ là cụ Hà Công T (chết năm 1978) và cụ Nguyễn Thị Lưỡng (chết năm 1999) để lại và hiện tại ông H Công Đăng đang quản lý, sử dụng, nhưng hồ sơ thể chấp không có tài liệu, chứng cử chứng minh ông Hà Công Đ biết việc thể chấp tài sản này, không có giấy tờ chứng minh ông Đ đã được thừa kế; Tòa án cấp phúc thẫm nhận định cho rằng: “về mặt pháp lý thì nhà ở này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Đ nhận thừa kể của bố mẹ” để hợp pháp hóa chủ quyền nhà đất thể chấp là chưa phù hợp với các chứng cứ có tại hồ sơ vụ án, không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của ông Đăng và những người thừa kế của cụ Hà Công T, cụ Nguyễn Thị Lưỡng.

Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố Hợp đồng thế chấp số QBILBĐDN.07.220415 ngày 27/4/2015 bị vô hiệu là có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc xử lý tài sản thế chấp thửa đất số 19, tờ bản đồ số 52 tọa lạc tại phường Đồng Phú, thị xã Đ, tỉnh Quảng Bình là không đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng thế chấp số QBI BĐDN.07.220415 ngày 27/4/2015 thì ông Hà Công Đ, bà Phạm Thị Q chỉ bảo đảm cho khoản vay cao nhất là 1.830.000.000 đồng nhưng Tòa án cấp phúc thâm lại tuyến: “Trường hợp khi bản án có hiệu lực pháp luật và Công ty TNHH Vĩnh Thắng không trả được nợ, ông Lê M và bà Trần Thị Lệ H không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho Công ty TNHH Vĩnh Thăng thì Ngân hàng TMCP Á Châu có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản để đảm bảo thu hồi nợ theo các hợp đồng thế chấp tài sản số QB1, BĐDN 07, 2204 15 ngày 27/4/2015 được ký kết giữa ông H Công Đ, bà Phạm Thị Q với bên nhận thế chấp Ngân hàng TMCP Á Châu .... theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 7 347167 1gày 04/12/2003..." có nghĩa là tài sản thế chấp của ông H Công Đ, bà Phạm Thị Q bảo đảm cho toàn bộ số nợ gốc 3,520.000.000 đồng và lỗi phát sinh của Công ty TNHH Vĩnh Thắng là không đúng theo thỏa thuận và không phân định rõ trách nhiệm bảo đảm của ông H Công Đ, bà Phạm Thị Q là không đúng. Do đó, Quyết định giám đốc thẩm số 21/2021/KDTM-GĐT ngày 30/11/2021 của Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Năng, hủy toàn bộ Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm 02/2020/KDTMPT ngày 20/7/2020 của TAND tỉnh Quảng Bình, giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 27/2019/KDTM-ST ngày 16/12/2013 của TAND thành phố Đ, tỉnh Quảng Bình.

Như Ý
2222

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn