29/04/2022 16:20

Rút kinh nghiệm vụ án “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố quyết định cho nghỉ việc trái pháp luật”

Rút kinh nghiệm vụ án “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố quyết định cho nghỉ việc trái pháp luật”

Qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng nhận thấy việc giải quyết vụ án lao động về “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố quyết định cho nghỉ việc trái pháp luật và yêu cầu bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn: Ông Đoàn Thanh T với bị đơn: Công ty Bảo hiểm A Việt Nam của Tòa án nhân dân tỉnh Đ tại Bản án lao động phúc thẩm số 09/2020/LĐ-PT ngày 15/9/2020 có vi phạm.

Ngày 25/4/2022, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng có Thông báo số 27/TB-VC2-V3 rút kinh nghiệm về kiểm soát giải quyết vụ án lao động, cụ thể như sau:

1. Nội dung vụ án

Ngày 15/10/2017 Công ty Bảo hiểm A Việt Nam (sau đây viết tắt là Công ty Bảo hiểm) ký Hợp đồng lao động nhận ông T vào làm việc cho Công ty thời hạn 01 năm; Hết 01 năm Công ty không ký lại Hợp đồng lao động mới, đồng thời thông báo cho ông T biết Hợp đồng lao động giữa hai bên trở thành Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ông T làm việc tại Phòng Truyền thông tích hợp, thuộc khối Truyền thông và Đối ngoại của Công ty Bảo hiểm, đồng thời kiểm nhiệm chức vụ Trưởng Văn phòng đại diện của Công ty Bảo hiểm tại tỉnh Đ.

Ngày 16/3/2018 Công ty Bảo hiểm tổ chức họp, thông báo giải thể Phòng Truyền thống tích hợp và giao Quyết định số 270583/GXN/Prụ ngày 15/3/2018 về việc “cho người lao động nghỉ việc hưởng nguyên lương từ ngày 16/3/2018 đến ngày 23/4/2018 đối với ông T (gọi tắt là Quyết định số 270583), đồng thời giao Quyết định không ghi sổ, đề ngày 16/3/2018 miễn chức vụ Trưởng Văn phòng đại diện tại tỉnh Đ của ông Tùng. Ngày 11/5/2018, ông T khởi kiện: Yêu cầu Tòa ấn tuyên bố Quyết định số 270583/GXNPru ngày 15/3/2018 của Công ty Bảo hiểm cho ông T nghỉ việc là trái pháp luật; Yêu cầu hủy bỏ Quyết định miễn nhiệm chức vụ Trưởng Văn phòng đại diện đối với ông Tùng: Yêu cầu xin lỗi công khai và yêu cầu đền bù thiệt hại số tiền hơn 4 tỷ đồng.

Ngày 03/8/2018, ông T nhận được quyết định số 270583 ban hành ngày 25/4/2018 với nội dung: Chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với ông T nên ngày 08/11/2018, ông T có Đơn xin thay đổi nội dung khởi kiện, yêu cầu Tòa án tuyên bố Công ty Bảo hiểm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông T là trái pháp luật, yêu cầu hủy bỏ Quyết định miễn nhiệm chức vụ Trưởng Văn phòng đại diện của ông Tùng, buộc Công ty Bảo hiểm phải nhận ông T trở lại làm việc và yêu cầu bồi thường thiệt hại 3.023.022.900 đồng.

2. Quá trình giải quyết của tòa án

- Tại Bản án lao động sơ thẩm số 02/2020 LĐ-ST ngày 11/5/2020, Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh D quyết định: “Chấp nhận một phần vêu cầu khởi kiện của ông Đoàn Thanh T:

- Hủy Quyết định số 270583/GXN/Pru ngày 15/03/2018 của Công ty Bảo hiểm về việc đối với ông Đoàn Thanh T. Buộc Công ty Bảo hiểm phải bồi thường cho ông Đoàn Thanh T, tổng số tiền là: 288.476.000 đồng gồm: Tiền lương = 73.155.000 đồng: Tiền trợ cấp thôi việc = 108.364.000 đồng; Tiền trợ cấp mất việc làm = 39.405.000 đồng; Tiền bồi thường 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương = 67.552.000 đồng.

Khấu trừ số tiền 104.824.230 đồng mà bị đcơn đã thanh toán cho nguyên đơn qua tài khoản, bị đơn còn phải thanh toán cho nguyên đơn 183.652.000 đồng.

Không chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với số tiền 2.734.546.900 đồng”.

- Bản án lao động phúc thẩm số (19/2020/LĐ-PT ngày 15/9/2020 TAND tỉnh Đ tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đoàn Thanh T về việc tuyên bố Quyết định số 270583 ngày 15/3/2018 của Công ty Bảo hiểm về việc cho ông T nghỉ việc hưởng nguyên lương là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Buộc Công ty Bảo hiểm phải nhận ông T trở lại làm việc theo Hợp đồng lao động đã ký kết và bồi thường thiệt hại cho ông T về tiền lượng, về sức khỏe bị tổn hại, về danh dự nhận phẩm bị xâm hại, tổng cộng 3.023.022.900 đồng.

- Quyết định giám đốc thẩm số 04/2021/LĐ-GĐT ngày 23/9/2021 của Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng tuyển: Hủy toàn bộ Bản án lao động phúc thẩm số 09/2020/LĐ-PT ngày 15/9/2020 của TAND tỉnh Đ và Bản án lao động sơ thẩm số 02/2020/LĐ-ST ngày 11/5/2020 của TAND thành phố, tỉnh Đ; giao hồ sơ vụ án cho TAND thành phố, tỉnh Đ để xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật,

3. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

- Vi phạm về thẩm quyền thụ lý vụ án

Quyết định số 270583/GXN/Pru ngày 15/3/2018 của Công ty Bảo hiểm, không phải là xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên việc TAND thành phố B ban hành Thông báo thụ lý vụ án số 06/2008/TLST-LĐ ngày 04/6/2018 thụ lý vụ án “Yêu cả tuyên bố quyết định cho nghỉ việc trái pháp luật, yêu cầu hủy quyết định thiếu nhiệm chức vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại” là không đúng thẩm quyền. Bởi vì:

Xét ý chí của ông T tại Đơn khởi kiện ngày 11/5/2018 và Đơn khởi kiện bổ sung ngày 21/8/2018 thì trước, sau ông T đểu không muốn nghỉ việc, không muốn chấm dứt Hợp đồng lao động. Tuy nhiên, do không am hiểu pháp luật liên ông T không thể hiện được mong muốn cụ thể của mình trong nội dung đơ yêu cầu. Lẽ ra, Tòa án cấp sơ thẩm cần giải thích để ông T hiểu và sửa đổi Đơn khởi kiện, yêu cầu hủy Quyết định số 270583/GXN-Pru ngày 25/4/2018 mới đúng. Mặc dù ngày 13/11/2018, Tòa án cấp sơ thẩm ban hành Thông báo thụ lý mới sổ 06A/TB-TLVA thụ lý “... Yêu cầu bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt VP đang lag họng của ông Tùng, nhưng Tòa án lại nhận định và tuyên húy Quyet định đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động số 270583/ GXNPT 15/3/2018 là không đúng yêu cầu khởi kiện của đương sự, không đúng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

- Nhận định và đánh giá không chính xác nội dung yêu cầu khởi kiện của đương sự

Tòa án cấp phúc thẩm mặc dù nhận định “Ông Ti khởi kiện cho rằng Quyết định số 27058.3 GXN/Prụ ngày 15/3/2018 của Công ty Bảo hiểm, cho ông nghỉ việc hưởng nguyên lương từ ngày 16/3/2018 đến ngày 23/4/2018 là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, Hội đồng xét xử thấy không có căn cứ để chấp nhận, bởi lẽ Quyết định này Công ty Bảo hiểm chưa chấm dứt hợp đồng với ông Ti, chưa xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông  T Công ty cho ông Th ngừng việc và ông T được hưởng nguyên lương theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động...", nhưng lại quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T yêu cầu: “tuyên bố Quyết định số 270583/GXN-Pru ngày 15/3/2018 của Công ty Bảo hiểm về việc cho ông T nghỉ việc hưởng nguyên lương, là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Buộc Công ty Bảo hiểm phải nhận ông T trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã ký kết và bồi thường thiệt hại cho ông T về tiền lương, về sức khỏe bị tổn hại, về danh dự nhân phẩm bị xâm hại, tổng cộng 3.023.023.900 đồng" cũng là không đúng yêu cầu khởi kiện của ông T.

Đối với Quyết định số 270583/GXN/Pru ngày 25/1/2018 của Công ty Bảo hiểm là quyết định đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với ông T, ông T đã thể hiện ý chí khởi kiện Quyết định này, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm vi phạm thủ tục tố tụng nên chưa xem xét, giải quyết và theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực áp dụng trong vụ án này thì thời hiệu ông T có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết đối với Quyết định số 270583/GXN/Pru ngày 25/4/2018 là 01 năm kể từ ngày ông T nhận được quyết định nên đến nay đã hết thời hiệu để ông T có thể khởi kiện.

Bản án lao động phúc thẩm số 09/2020/LĐ-PT ngày 15/9/2020 TAND tỉnh Đ cũng như Bản án lao động sơ thẩm số 02/2020/LĐ-ST ngày 11/5/2020 TAND thành phố B đã nhận định, đánh giá nội dung yêu cầu khởi kiện, chứng cứ, tài liệu của vụ án chưa đầy đủ, thiếu khách quan dẫn đến nội dung quyết định của bản án không đúng pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Do vậy, quyết định giám đốc thẩm của TAND cấp cao tại Đà Nẵng hủy Bản án lao động phúc thẩm và Bản án lao động sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại là có căn cứ, đúng pháp luật.

Như Ý
1237

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn