13/06/2024 11:02

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2024: Điều kiện và đối tượng được rút?

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2024: Điều kiện và đối tượng được rút?

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Điều kiện và đối tượng được rút bảo hiểm xã hội 1 lần theo pháp luật hiện hành?

Hiện nay, rút bảo hiểm xã hội 1 lần đang là vấn đề đang được nhiều người lao động quan tâm trong tình hình Luật bảo hiểm xã hội đang được dự thảo sửa đổi. Vậy, rút bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Điều kiện và đối tượng được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

1. Rút bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

Theo khoản 1, Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 định nghĩa: Bảo hiểm xã hội là là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Rút bảo hiểm xã hội 1 lần là chế độ an sinh do Nhà nước đề ra để hỗ trợ cho những người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc và người dân khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được rút bảo hiểm 1 lần.

Như vậy, tham gia chế độ rút bảo hiểm xã hội thìA người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội có thể rút một lần mà không cần chờ đến tháng nhận tiền bảo hiểm.

2. Điều kiện và đối tượng được rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014; Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định những trường hợp sẽ được rút bảo hiểm xã hội 1 lần nếu có yêu cầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các đối tượng được quy định đều được rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Những đối tượng trên chỉ được rút bảo hiểm xã hội 1 lần nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

- Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí không đủ điều kiện để nhận lương hưu.

Thêm vào đó, người dân có thể tiến hành rút bảo hiểm xã hội 1 lần online thông qua các phương thức quy định tại Quyết định 222/QĐ-BHXH như sau:

- Qua dịch vụ bưu chính công ích;

- Trực tiếp tại cơ quan BHXH;

- Qua giao dịch điện tử.

Như vậy, những đối tượng nêu trên nếu đủ điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần có thể làm đơn yêu cầu để được rút bảo hiểm xã hội 1 lần. 

Ngoài ra, những vấn đề về việc rút bảo hiểm xã hội một lần cũng như điều kiện, đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội có thể được sửa đổi, bổ sung nếu Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được Quốc hội xem xét thông qua vào năm 2024.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội: https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/DanLuat-BanAn/du-thao-luat-bao-hiem-xa-hoi.doc

Nguyễn Hải Phương Thảo
461

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]