Người có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản mình, theo quy định tại Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015 được xác định là người đã thành niên, có tài sản để lại, minh mẫn, sáng suốt và hoàn toàn tự nguyện khi lập di chúc. Còn người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì vẫn được quyền lập di chúc như người đã thành niên nhưng phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 26/2019/DS-ST ngày 08/08/2019 về tranh chấp thừa kế có nội dung như sau:
“Ông T2 và bà M sinh thời có 08 người con chung gồm: ông T, bà N, ông D, ông H, bà H1, ông S, ông T1, và bà H2.Cha mẹ cụ T2 và cụ M chết năm nào ông không xác định được thời gian nhưng tất cả đều chết trước các cụ.
Cụ M chết năm 2009 không để lại di chúc. Cụ T2 chết năm 2016. Ngày 03/7/2012 cụ T2 đã lập di chúc với nội dung để lại phần tài sản của cụ trong khối tài sản chung của vợ chồng là nhà đất tại số 720 đường C, thành phố Đà Nẵng và phần cụ được thừa kế của cụ M cho các ông bà: Lê Thị N, Lê Văn D, Lê Văn H, Lê Thị H1, Lê Văn S, Lê Văn T1 và Lê Thị H2.
Sau khi ông T2 chết, ông H có yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế theo quy định của pháp luật đối với phần di sản của cụ Trần Thị M, chia thừa kết theo di chúc ngày 03/7/2012 đối với phần di sản của cụ Lê Văn T2 trong khối tài sản chung.
Ông T phản bác và cho rằng di chúc của cụ T2 là không hợp lý, Ông đề nghị để toàn bộ nhà đất để làm nhà thờ, trường hợp phải chia thừa kế thì ông đề nghị để lại một phần diện tích nhà đất là 30m2 để làm nhà thờ, phần còn lại yêu cầu chia đều cho các đồng thừa kế.”
Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng có quyết định: Tuyên bố di chúc cụ T2 lập ngày 03/07/2012 có nội dung và hình thức phù hợp do vậy di chúc trên đây hoàn toàn hợp pháp và di sản của cụ T2 sẽ được chia thừa kế theo di chúc.
Nếu đủ điều kiện để lập di chúc thì việc một cá nhân lập di chúc định đoạt tài sản của mình như thế nào là quyền của họ trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.
Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:
Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
Ngoài ra, một bản di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, như sau:
Điều 630. Di chúc hợp pháp
Cá nhân có quyền định đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người được hưởng. Mỗi người được hưởng bao nhiêu là tùy thuộc vào ý chí của người có tài sản. Cụ thể, ở đây cụ T2 có quyền định đoạt phần tài sản của cụ trong khối tài sản chung của vợ chồng và phần cụ được thừa kế của cụ M. Vì lẽ đó, Hội đồng xét xử tuyên bố di chúc của cụ T2 hợp pháp là hoàn toàn hợp lí và có căn cứ.
Ngoài ra, một điều cần chú ý ở vụ án này là thời hiệu yêu cầu chia di sản của cụ M. Cụ Trần Thị M mất năm 2009, thời hiệu yêu cầu chia di sản của cụ M vẫn còn theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 do vậy nguyên đơn khởi kiện chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản cụ Trần Thị M là hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự. Những người thừa kế di sản của cụ Trần Thị M bao gồm 08 người con là: Lê Văn T, Lê Thị N, Lê Văn D, Lê Văn H, Lê Thị H1, Lê Văn S, Lê Văn T1, Lê Thị H2 và chồng cụ M là cụ Lê Văn T2.
Như vậy, cá nhân có tài sản có quyền để lại di chúc định đoạt phần tài sản của mình sau khi chết, và việc phân chia tài sản phải tuân theo ý nguyện của người đó.