20/10/2023 18:30

Quy chuẩn về phụ gia thực phẩm - chất tạo phức kim loại

Quy chuẩn về phụ gia thực phẩm - chất tạo phức kim loại

Tôi muốn biết về quy chuẩn Việt Nam về phụ gia thực phẩm - chất tạo phức kim loại hiện nay? "Vân Anh-Quảng Bình"

Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Chất tạo phức kim loại là gì? Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức với chất tạo phức kim loại 

Theo QCVN 4- 14:2010/BYT định nghĩa thì chất tạo phức kim loại: là phụ gia thực phẩm được sử dụng với mục đích kiểm soát lượng cation khả dụng trong thực phẩm.

Yêu cầu quản lý đối với chất tạo phức kim loại được quy định như sau:

- Công bố hợp quy

+ Các chất tạo phức kim loại phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.

+. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 và các quy định của pháp luật.

- Kiểm tra đối với chất tạo phức kim loại

Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất tạo phức kim loại phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.

 

Đồng thời, QCVN 4- 14:2010/BYT cũng quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức với phụ gia thực phẩm - chất tạo phức kim loại như sau:

- Tổ chức, cá nhân phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.

- Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các chất tạo phức kim loại sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với các quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các chất tạo phức kim loại

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các chất tạo phức kim loại được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn này như sau:

1.1.

Phụ lục 1:

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với isopropyl citrat

1.2.

Phụ lục 2:

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với calci dinatri ethylendiamintetraacetat

1.3.

Phụ lục 3:

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với dinatri ethylendiamintetraacetat

1.4.

Phụ lục 4:

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với tetranatri diphosphat

1.5.

Phụ lục 5:

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với tetrakali diphosphat

1.6.

Phụ lục 6:

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với pentanatri triphosphat

1.7.

Phụ lục 7:

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với pentakali triphosphat

1.8.

Phụ lục 8:

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với natri polyphosphat

1.9

Phụ lục 9 :

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kali polyphosphat

1.10

Phụ lục 10 :

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với natri calci polyphosphat

1.11

Phụ lục 11 :

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với natri gluconat

1.12

Phụ lục 12 :

Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kali gluconat

Các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo JECFA monograph 1 - Vol. 4, ngoại trừ một số phép thử riêng được mô tả trong các phụ lục. Các phương pháp thử được hướng dẫn trong Quy chuẩn này không bắt buộc phải áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác tương đương.

Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02/6/2009 của Bộ KH&CN về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trân trọng!

Bùi Thị Như Ý
1185

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn