16/10/2023 17:38

Quy chuẩn hệ thống chữa cháy trên tàu cá chiều dài từ 12m đến dưới 24 m

Quy chuẩn hệ thống chữa cháy trên tàu cá chiều dài từ 12m đến dưới 24 m

Tôi muốn biết hệ thống chữa cháy trên tàu cá chiều dài từ 12m đến dưới 24 m được quy định như thế nào? Chí Dũng - An Giang.

 Chào anh, ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Dụng cụ, thiết bị chữa cháy trên tàu cá

Theo QCVN 02-35:2021/BNNPTNT quy định dụng cụ, thiết bị chữa cháy trên tàu cá như sau:

Các dụng cụ, thiết bị chữa cháy phải luôn sẵn sàng để sử dụng, được bố trí ở các vị trí dễ tiếp cận. Tất cả các trang bị phải được chứng nhận bởi một tổ chức được Đăng kiểm công nhận, phù hợp với việc sử dụng trên tàu.

Quy định về trang bị:

- Việc bố trí các thiết bị chữa cháy xách tay phải phù hợp với yêu cầu nêu tại dưới đây:

TT

Trang bị theo các buồng

Loại tàu

Tàu có chiều dài từ 12 đến dưới 15 (m)

Tàu có chiều dài từ 15 đến dưới 17 (m)

Tàu có chiều dài từ 17 đến dưới 24 (m)

1

Nhà bếp

Bình bọt xách tay(*)

1

1

1

2

Buồng máy

Bình bọt xách tay

1

1

2

Bình CO2 xách tay

1

1

1

Định mức trang bị thiết bị chữa cháy xách tay

- Ngoài ra, các tàu phải trang bị các dụng cụ chữa cháy theo yêu cầu tại bảng dưới đây:

TT

Danh mục thiết bị

Loại tàu

Tàu có chiều dài từ 12 đến dưới 15 (m)

Tàu có chiều dài từ 15 đến dưới 17 (m)

Tàu có chiều dài từ 17 đến dưới 24 (m)

1

Xô múc nước chữa cháy cùng với dây có đủ chiều dài để múc nước, loại 10 lít

1

2

2

2

Rìu để chữa cháy

1

1

1

3

Xà beng nhẹ dùng để chữa cháy.

1

1

1

Yêu cầu về kỹ thuật:

- Các bình chữa cháy xách tay phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

+ Không được sử dụng công chất chữa cháy mà bản thân nó hoặc khi đưa vào sử dụng sẽ phát ra các khí độc hoặc gây ngạt thở với dung lượng nguy hiểm cho người.

+ Các bình chữa cháy xách tay phải có các thiết bị an toàn để ngăn ngừa áp suất trong đó tăng vượt quá giới hạn cho phép.

+ Các bình chữa cháy trong các giá đỡ đặc biệt thuộc kiểu không tách ra phải được bố trí ở các vị trí được bảo vệ chống lại việc bị các tia nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào cũng như là bị mưa, ở độ cao không lớn hơn 1,5 m tính từ sàn và ở khoảng cách ít nhất là 1,5m tính từ nguồn nhiệt.

+ Dung tích của các bình bọt xách tay phải không nhỏ hơn 9 lít và không lớn hơn 13,5 lít.

+ Các bình bột khô xách tay phải chứa không ít hơn 4kg bột và các bình khí CO2 xách tay phải chứa không ít hơn 3 kg khí CO2.

+ Các bình chữa cháy phải được kiểm tra định kỳ theo quy định và phải có khả năng sẵn sàng làm việc trong các điều kiện được dự kiến.

- Các xô múc nước, thùng đựng cát chữa cháy phải được sơn màu đỏ và phải được sơn (viết) vào chữ “CC”.

2. Hệ thống chữa cháy trên tàu cá

Theo QCVN 02-35:2021/BNNPTNT quy định về hệ thống chữa cháy trên tàu cá như sau:

Hệ thống chữa cháy phải có kết cấu sao cho chúng vẫn đảm bảo tính tin cậy và sẵn sàng hoạt động ngay lập tức trong bất kỳ tình huống nào.

Hệ thống nước chữa cháy bằng nước:

- Trên các tàu có chiều dài từ 12 m đến dưới 17 m phải trang bị một bơm chữa cháy bằng nước di động. Các tàu có chiều dài từ 17 m đến dưới 24 m phải trang bị một bơm chữa cháy bằng nước cố định.

- Sản lượng của bơm chữa cháy phải được tính toán đảm bảo cung cấp nước đồng thời tới tất cả các họng nước chữa cháy trên tàu, duy trì áp suất tối thiểu tại các họng chữa cháy là 0,12 MPa.

Các yêu cầu về bơm chữa cháy:

- Các bơm chữa cháy phải sẵn sàng bơm được nước ngay để dập cháy và được dẫn động bằng nguồn năng lượng độc lập. Đăng kiểm có thể cho phép bơm chữa cháy được dẫn động bằng máy chính, nếu hệ thiết bị đẩy (máy chính - hệ trục - chân vịt) được thiết kế để cho phép bơm chữa cháy hoạt động khi tàu không hành trình. Tùy thuộc vào sự chấp thuận của Đăng kiểm, có thể sử dụng một đai có tiết diện ngang hình thang để truyền động từ máy chính tới bơm chữa cháy.

- Các bơm nước vệ sinh, bơm hút khô và các bơm nước biển khác có thể được sử dụng làm bơm chữa cháy, với điều kiện là chúng thỏa mãn các yêu cầu thiết kế về sản lượng và cột áp. Không cho phép sử dụng các bơm vận chuyển dầu đốt và dầu nhờn làm bơm chữa cháy.

- Trong các trường hợp đặc biệt và tùy theo sự chấp thuận của Đăng kiểm, các bơm cơ giới di động có thể được sử dụng làm bơm chữa cháy.

- Các bơm cơ giới chữa cháy di động phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

+ Phải đảm bảo rằng áp suất không nhỏ hơn 0,1 MPa tại bất kỳ đầu phun chữa cháy nào có đường kính không nhỏ hơn 10 mm.

+ Bơm cơ giới phải có khả năng sẵn sàng khởi động và phải được cung cấp sẵn một lượng nhiên liệu đủ để duy trì sự hoạt động liên tục của bơm trong vòng 1 giờ.

+ Các đặc tính của vòi rồng chữa cháy, các đầu phun chữa cháy (lăng phun) và các phụ tùng kèm theo phải tương đương với các phụ tùng được dùng trên đường ống chữa cháy chính.

- Bơm chữa cháy cố định và van hút nước biển của nó phải được bố trí bên dưới đường nước chở hàng nhẹ tải.

Đường ống:

Đường kính của ống chính và ống nước phục vụ phải đủ để phân phối nước một cách hiệu quả, cho phép một lưu tốc không đổi là 4m/s khi làm việc với áp suất không nhỏ hơn 0,1 MPa. Trong các trường hợp sử dụng các bơm chữa cháy có khả năng cung cấp cho đường ống chữa cháy chính một áp suất vượt quá giá trị áp suất cho phép, chúng phải được trang bị các van xả áp (điều áp) được đặt để hoạt động ở áp suất vượt quá 10% so với áp suất làm việc của đường ống chữa cháy chính.

Các họng chữa cháy và vòi rồng chữa cháy:

- Các họng chữa cháy phải được bố trí sao cho có thể nhanh chóng và dễ dàng đấu nối chúng với các vòi rồng chữa cháy. Số lượng các họng chữa cháy phải đủ để cung cấp một tia nước tới bất kỳ phần nào của tàu chỉ bằng một đoạn vòi rồng có chiều dài không quá 10 m.

- Các họng chữa cháy phải có chiều cao so với boong không lớn hơn 1 m.

- Một họng chữa cháy phải được trang bị trong buồng máy, nơi có chứa bơm chữa cháy.

- Các vòi rồng, đầu phun v.v… chữa cháy phải có thiết bị đầu nối nhanh có kiểu và kích thước kiểu tiêu chuẩn, và được chuyển đổi cho phù hợp với mỗi con tàu cụ thể.

- Các vòi rồng chữa cháy phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

+ Chúng phải có chiều dài sao cho đảm bảo việc dập cháy ở bất kỳ nơi nào trên tàu mà đám cháy có thể xảy ra, nhưng chiều dài này không được lớn hơn 10 m;

+ Chúng phải có đường kính đảm bảo duy trì được áp suất tia nước trong suốt quá trình dập cháy.

+ Các vòi rồng chữa cháy, cùng với các đầu phun của chúng phải được bố trí trong một cuộn ống ở gần họng nước chữa cháy hoặc được chứa trong những hộp chuyên dụng.

+ Các đầu phun nước chữa cháy (lăng phun) phải có đường kính không nhỏ hơn 10 mm, chúng phải là loại 2 tác dụng (phun sương và phun tia) và phải có thiết bị đóng mở.

Trân trọng!

Nguyễn Ngọc Trầm
528

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn