19/02/2024 08:40

Quản lý giáo dục mầm non là gì? Những phương pháp giáo dục mầm non 2024

Quản lý giáo dục mầm non là gì? Những phương pháp giáo dục mầm non 2024

Cho tôi hỏi: Quản lý giáo dục mầm non là gì? Quản lý giáo dục mầm non có những công việc nào? Phương pháp giáo dục cụ thể ra sao? Thanh Trúc - Kiên Giang.

Chào chị, ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Quản lý giáo dục mầm non là gì?

Quản lý giáo dục mầm non có thể hiểu là một lĩnh vực chuyên môn bao gồm các hoạt động tổ chức, điều hành, phối hợp và giám sát nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non.

Theo đó, quản lý trường mầm non gồm những công việc như:

- Quản lý các hoạt động chung tại trường.

- Quản lý điều phối chuyên môn, giám sát việc thực hiện công việc hàng ngày của giáo viên.

- Trao đổi với phụ huynh về việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Báo cáo tình hình hoạt động của trường cho Ban Lãnh Đạo

- Nghiên cứu triển khai giáo án cùng giáo viên để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.

- Tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh.

- Xây dựng kế hoạch phát triển và quảng bá trường

- Các công việc khác theo sự phân công của Ban Lãnh Đạo.

- Quản lý về mục tiêu giáo dục, chăm sóc.

- Quản lý về phương pháp giáo dục.

- Quản lý nội dung giáo dục, chăm sóc.

- Quản lý học sinh về các nhận thức, kiến thức, kỹ năng.

- Quản lý giáo viên, nhân viên xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

- Quản lý về cơ sở vật chất.

- Quản lý về tài chính

- Quản lý về chương trình ngày hội, ngày lễ.

- Quản lý về quy chế hoạt động nội bộ.

- Quản lý về phát triển số lượng học sinh.

- Quản lý về kiểm định chất lượng học sinh.

- Quản lý về thi đua khen thưởng.

2. Những phương pháp giáo dục mầm non 2024

Quản lý trường mầm non là công việc không hề đơn giản, công việc này đòi hỏi người quản lý trang bị cho mình nhiều kỹ năng cần thiết, không chỉ riêng việc phải luôn sẵn sàng xử lý các tình huống rắc rối trong mọi sinh hoạt của trẻ nhỏ. Theo đó, việc giáo dục mầm non còn cần phải bảo đảm yêu cầu về nội dung, phương pháp theo quy định tại Điều 24 Luật Giáo dục 2019 như sau:

- Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.

- Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:

+ Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;

+ Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.

Như vậy, những phương pháp giáo dục mầm non năm 2024 cần tập trung vào việc tạo môi trường thuận lợi, an toàn để trẻ được vui chơi, trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh. Các phương pháp như kích thích giác quan, vận động, khuyến khích sáng tạo và tư duy phải được ưu tiên áp dụng. Mục tiêu là phát triển toàn diện các mặt thể chất, trí tuệ, cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ.

3. Quản lý các hoạt động trong cơ sở giáo dục mầm non 

Theo đó, các hoạt động trong cơ sở giáo dục mầm non sẽ được quản lý thông qua các đề mục sau:

(1) Hoạt động tuyển sinh trong cơ sở giáo dục mầm non 

- Cơ sở giáo dục thực hiện tuyển sinh theo yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, thực hiện giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học, yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của pháp luật được tự chủ xác định phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh và địa bàn tuyển sinh.

(2) Tổ chức hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục mầm non 

- Cơ sở giáo dục được quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

- Cơ sở giáo dục được chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân và gia đình học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định của pháp luật.

(3) Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự

- Việc quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự trong cơ sở giáo dục đáp ứng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục tại Nghị định này và thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự.

-Cơ sở giáo dục được tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhà trường bảo đảm rõ về mục đích tài trợ và sử dụng các nguồn tài trợ đúng mục đích, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

- Mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

(Căn cứ Điều 5, 6 và 7 Nghị định 24/2021/NĐ-CP)

Trân trọng!

Nguyễn Ngọc Trầm
13422

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn