Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Ngày 17/5/2024, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 40/2024/TT-BTC hướng dẫn phương thức thanh toán một số khoản chi từ ngân sách nhà nước cho lưu học sinh, người học đang học tập ở nước ngoài theo các nhiệm vụ, đề án đào tạo, bồi dưỡng trong trường hợp không thể chuyển được kinh phí ra nước ngoài.
Tại Điều 3 Thông tư 40/2024/TT-BTC, phương thức thanh toán khoản chi từ ngân sách cho lưu học sinh, người học đang đào tạo ở nước ngoài được quy định như sau:
Khi phát sinh trường hợp không thể chuyển được kinh phí ra nước ngoài cho lưu học sinh, người học đang học tập ở nước ngoài, các Bộ, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại nước ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 40/2024/TT-BTC gửi đề xuất đến Kho bạc nhà nước để làm thủ tục chi trả kinh phí cho lưu học sinh, người học (bao gồm sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế tại nước ngoài) bằng đồng đô la Mỹ (USD) vào tài khoản cá nhân của lưu học sinh, người học mở tại các ngân hàng ở Việt Nam.
Các Bộ, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của hồ sơ đề xuất gửi đến Kho bạc Nhà nước, đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối.
Theo đó, mức chi sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế cấp cho lưu học sinh, người học được thực hiện theo quy định tại các Thông tư của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài như sau:
- Điểm 3.2 Mục II Phần II Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG và quy định tại Khoản 3,4 Điều 1 Thông tư liên tịch số 206/2010/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG.
- Khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Thông tư số 88/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
- Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư số 54/2022/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước để thực hiện các Đề án đào tạo, bồi dưỡng tài năng trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao/
- Khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư số 30/2022/TT-BTC ngày 3 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Điểm a và điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư số 42/2023/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2023 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý bằng ngân sách nhà nước.
- Các quy định về mức chi sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế tại nước ngoài quy định tại các nhiệm vụ, Đề án đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài khác theo quy định của cấp có thẩm quyền (nếu có).
Lưu học sinh và du học sinh đều là những người rời khỏi đất nước để học tập tại một quốc gia khác.
Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
|
Lưu học sinh |
Du học sinh |
Về quốc tịch |
Lưu học sinh là những người có quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống, học tập tại nước ngoài. |
Du học sinh có thể là người có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào, đang sinh sống, học tập tại một quốc gia khác. |
Về mục đích |
Lưu học sinh thường có mục đích học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. |
Du học sinh có thể có nhiều mục đích khác nhau, bao gồm học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, định cư,... |
Về nguồn kinh phí |
Lưu học sinh có thể được Chính phủ Việt Nam hoặc các tổ chức, cá nhân khác cấp học bổng, hoặc tự chi trả chi phí học tập và sinh hoạt. |
Du học sinh thường tự chi trả chi phí học tập và sinh hoạt, hoặc được Chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân khác cấp học bổng. |
Về quyền lợi và nghĩa vụ |
Lưu học sinh được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam và nước sở tại. |
Du học sinh được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi của nước sở tại. |
Về thời gian lưu trú |
Lưu học sinh thường có thời hạn lưu trú ngắn hạn, thường là từ 1 đến 5 năm. |
Du học sinh có thể có thời hạn lưu trú ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy thuộc vào mục đích học tập, nghiên cứu và quy định của nước sở tại. |