Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Theo Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 206/2013/TTLT-BTC-BCA quy định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công như sau:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công bằng tiền hoặc không bằng tiền ghi trong quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương, nâng bậc, thăng cấp bậc hàm hoặc ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp kể cả sinh hoạt phí mà người nộp thuế nhận được, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
+ Các khoản phụ cấp, đặc thù trong Công an nhân dân gồm:
++ Phụ cấp đặc biệt;
++ Phụ cấp thâm niên nghề đối với sỹ quan, hạ sỹ quan công an; phụ cấp thâm niên vượt khung đối với sỹ quan, hạ sỹ quan công an;
++ Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh đối với công chức, viên chức, nhân viên công an.
Theo đó, tại Điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP quy định phụ cấp thâm niên nghề đối với sỹ quan công an nhân dân như sau:
- Áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.
- Mức phụ cấp như sau: sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.”
Như vậy, theo quy định trên thì phụ cấp thâm niên nghề đối với sỹ quan công an nhân dân không phải là đối tượng chịu thuế.
2. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan công an quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 206/2013/TTLT-BTC-BCA thì căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công đối với sỹ quan công an nhân dân là thu nhập tính thuế và thuế suất.
- Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản giảm trừ sau:
+ Các khoản giảm trừ gia cảnh.
+ Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
+ Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Các khoản đóng góp vào các quỹ do Bộ Công an thành lập như quỹ phòng chống thiên tai, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, nghĩa tình đồng đội, nghĩa tình chị em và các quỹ khác nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế thu nhập cá nhân.
- Cách xác định các khoản được giảm trừ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 206/2013/TTLT-BTC-BCA thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Theo đó, tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn cách xác định các khoản được giảm trừ như sau:
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
Giảm trừ gia cảnh
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân 2012; Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
a) Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
b) Mức giảm trừ gia cảnh
b.1) Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
b.2) Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
...
- Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần hướng dẫn tại khoản 2, Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Cụ thể, khoản 2, Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn như sau:
- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân(TNCN) đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, cụ thể như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
- Cách tính thuế:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập, số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Như vậy, căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan công an như sau:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ (gia cảnh, đóng BHXH, BHYT, BHTN, các khoản đóng góp từ thiện...)
- Thuế suất: áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần từ 5% đến 35% tùy thuộc vào mức thu nhập.
- Cách tính thuế: Thuế TNCN phải nộp = Tổng thuế tính theo từng bậc thu nhập.
- Thuế tính theo từng bậc = Thu nhập tính thuế của bậc đó (x) Thuế suất của bậc đó.