03/12/2022 11:33

Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

Tôi muốn hỏi về các tiêu chí phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự? Xin cảm ơn! _ Khánh Ngọc (Vũng tàu) 

Chào chị, Ban Biên tập xin gửi đến chị một số tiêu chí phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự như sau:

Tiêu chí

Vi phạm hành chính

Vi phạm hình sự

Luật điều chỉnh

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Định nghĩa

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vi phạm hình sự (hay còn gọi là tội phạm)  là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Đối tượng xâm phạm

Xâm phạm các quy định trong quản lý hành chính nhà nước.

Xâm phạm các mối quan hệ được Bộ luật Hình sự bảo vệ: tính mạng, sức khỏe công dân...

Mức độ nguy hiểm

Nhẹ hơn

Nặng hơn

Biện pháp xử lý

Bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế ít nghiêm khắc hơn và không để lại án tích.

Bị xử lý bằng các chế tài hình sự trong đó có các hình phạt hạn chế quyền tự do thậm chí tước đi quyền sống của con người: Phạt tù, tử hình...và có để lại án tích.

Thẩm quyền xử phạt

Có cơ quan ngoài cơ quan quản lý hành chính nhà nước ví dụ: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam,...

Tòa án

Tiền án, tiền sự

Bị ghi tiền sự nếu vi phạm các hành vi có tính chất hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội có bản án xét xử của Tòa án thì bị xem là có tiền án.

Chủ thể thực hiện

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tổ chức, cá nhân.

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hình sự là cá nhân, pháp nhân thương mại.

 

Nguyễn Sáng
68345

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]