15/04/2020 14:47

Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng

Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng

Không ít người nhầm lẫn rằng vi bằng do thừa phát lại lập có giá trị như văn bản công chứng. Từ đó dẫn đến nhiều giao dịch người dân lựa chọn lập vi bằng thay vì công chứng mà không biết các rủi ro có thể gặp phải. Để tránh nhầm lẫn, dưới đây là những tiêu chí cơ bản giúp mọi người có thể phân biệt hai khái niệm trên. Mọi người cùng tham khảo.

Tiêu chí

Vi bằng

Văn bản công chứng

Chủ thể lập

Thừa phát lại

Tiêu chuẩn: Theo Điều 10 Nghị định 61/2009/NĐ-CP:

- Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

- Không có tiền án;

- Có bằng cử nhân luật;

- Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

- Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

Công chứng viên

Tiêu chuẩn: Theo Điều 8, Luật công chứng 2014:

- Có bằng cử nhân luật;

- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;

- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Hình thức

- Bằng văn bản.

- Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

- Bằng văn bản.

- Được lập thành bộ hồ sơ công chứng.

Nội dung

- Vi bằng ghi nhận lại những sự kiện, hành vi khách quan theo yêu cầu của các chủ thể.

- Không thừa nhận hay đánh giá tính hợp pháp của các sự kiện, hành vi, quan hệ xã hội…

- Chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.

- Chứng nhận và bảo đảm tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng giao dịch.

Giá trị

GIÁ TRỊ CHỨNG CỨ

- Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.

- Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

GIÁ TRỊ CHỨNG CỨ VÀ THI HÀNH

- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

 

Hậu quả pháp lý

- Vi bằng không phải là hợp đồng, giao dịch. Vi bằng chỉ là sự ghi nhận những sự kiện, hành vi, tuyên bố, cam kết, thỏa thuận, xác nhận sự kiện có thật.

- Các bên tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Hợp đồng, giao dịch có hiệu lực thi hành đối với các bên, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Lưu trữ

- 1 bản tại Sở tư pháp;

- 1 bản cho người yêu cầu;

- 1 bản tại Văn phòng

Tại Văn phòng công chứng và các bên có liên quan

 

Nguyễn Sáng
3735

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn