Chào chị, Ban Biên tập xin giải đáp thắc mắc như sau:
Cả 02 tội này đều được thực hiện với lỗi vố ý, có thể là vố ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả. Tuy nhiên, giữa 02 tội cũng có một số điểm khác biệt qua các tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí | Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng | Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp |
Căn cứ pháp lý | Điều 360 Bộ luật Hình sự | Điều 178 Bộ luật Hình sự |
Khách thể | Là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; gây thất thoát, lãng phí nghiêm trọng đến tài sản của cơ quan, tổ chức; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức mình bị thoái hoá biến chất. | Là quyền sở hữu tài sản của người quản lý tài sản; của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu của con người. |
Mặt khách quan | Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao. Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành của người có chức vụ, quyền hạn được biểu hiện như: Vi phạm các nguyên tắc, chính sách, chế độ liên quan đến việc quản lý Nhà nước, quản lý con người, quản lý tài sản. v.v... | Hành vi khách quan của tội này thể hiện ở việc thiếu trách nhiệm do không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gây thiệt hại đến tài sản của các đối tượng trên. Trách nhiệm quản lý tài sản, sử dụng, bảo vệ tài sản được xác định cụ thể trong các văn bản pháp luật, hoặc văn bản riêng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như: nội quy, quy chế, quy định, thỏa ước tập thể... Hành vi thiếu trách nhiệm trong quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này nếu gây thiệt hại (như: mất mát, hư hỏng, lãng phí) cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng trở lên. |
Chủ thể | Chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến hành vi phạm tội. | Chủ thể là người có nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản của các đối tượng trên và là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. |
Hình phạt | - Khung cơ bản: cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. + Khung tăng nặng: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm - Hình phạt bổ sung: bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. | - Khung cơ bản: cải tạo không giam giữ đến 03 năm. + Khung tăng nặng: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm - Hình phạt bổ sung: bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
|
Bản án minh họa | - Bản án về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng số 77/2022/HSPT - Bản án về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng số 35/2020/HSST - Bản án về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng số 50/2021/HSPT | - Bản án 738/2020/HS-PT ngày 25/11/2020 về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp - Bản án 14/2019/HS-ST ngày 15/11/2019 về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp - Bản án 16/2019/HS-ST ngày 21/11/2019 về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp |