13/10/2022 09:30

Phân biệt "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"

Phân biệt "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"

“Tôi có theo dõi vụ Ninh Thị Vân Anh (Anna Bắc Giang) và thấy thông tin cô ấy vừa bị khởi tố về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tôi thắc mắc tại sao lại khởi tố tội lạm dụng mà không phải tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy tôi mong Ban biên tập phân biệt giúp tôi sự khác nhau giữa hai tội này. Xin cảm ơn” _ Ngọc Ánh (Hà Nội)

Chào chị, đối với yêu cầu của chị, Ban biên tập gửi đến chị một số tiêu chí để phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

Tiêu chí

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Ý thức chiếm đoạt tài sản

Có ý định chiếm đoạt ngay từ đầutrước khi thực hiện hành vi phạm tội.

Sau khi có được tài sản một cách hợp pháp mới xuất hiện ý định chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng chiếm đoạt

Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản lý, có thể là tài sản của Nhà nước.

Tài sản bị chiếm đoạt do chính người phạm tội quản lý.

Hành vi

Bắt buộc có hành vi gian dối

Thực hiện hành vi gian dối trước thời điểm chuyển giao tài sản.

Có thể có hoặc không có hành vi gian dối

Nếu như có hành vi gian dối thì hành vi này luôn phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản.

Hình thức phạm tội

 

Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản.

 

- B1. Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng.

 -B2. Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Giá trị tài sản chiếm đoạt để định tội

- Trên 02 triệu đồng

- Hoặc dưới 02 triệu đồng nếu thuộc các trường hợp:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

-  Trên 04 triệu đồng

- Hoặc dưới 04 triệu đồng nếu thuộc các trường hợp:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt mà còn vi phạm

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Mức hình phạt

- Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

- Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

- Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Cơ sở pháp lý

Điều 174 BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung 2017Điều 175 BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung 2017
Nguyễn Sáng
13557

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]