30/08/2022 11:22

Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản

Phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản

Ban biên tập cho tôi hỏi hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản khác nhau như thế nào? Tôi xin cảm ơn. (chị Phương Thảo – Đăk Lăk)

Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp câu hỏi của chị về điểm giống và khác nhau giữa hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa và mua bán tài sản như sau:

1. Điểm giống nhau giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản

- Đều là những giao dịch dân sự, thiết lập dựa trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận giữa các bên.

- Chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015

- Là loại hợp đồng song vụ, có đền bù.

- Về hình thức: hợp đồng có thể giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.

- Hợp đồng phải đảm bảo các điều kiện chung theo quy định của Bộ luật dân sự.

2. Điểm khác nhau giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản

Tiêu chí

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán tài sản

Khái niệm

Pháp luật không quy định cụ thể khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên có thể hiểu: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm mục đích sinh lợi, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

 

Đối tượng

Hàng hóa bao gồm:

- Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

- Những vật gắn liền với đất đai.

*Lưu ý: Đất đai không được coi là hàng hóa trong thương mại.

Tài sản bao gồm:

- Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;

- Bất động sản và động sản (hiện có hoặc hình thành trong tương lai).

Chủ thể

Có ít nhất 1 bên là thương nhân.

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Cá nhân, tổ chức có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân

Mục đích

Chuyển giao quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua nhằm mục đích sinh lợi.

Chuyển giao quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua với nhiều mục đích khác nhau như là tiêu dùng, để ở, tặng cho, kiếm thêm một phần thu nhập nhờ chênh lệch giá,…

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Tòa án, Trọng tài thương mại

Tòa án

Thời điểm chuyển quyền sở hữu

Quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.

Sau khi các bên thực hiện nghĩa vụ trả tiền và nhận tài sản. Đối với những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, sau khi đăng kí quyền sở hữu và được cấp đăng kí hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu thì người mua có quyền sở hữu.

 

Pháp luật điều chỉnh

Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại

Bộ luật Dân sự

Phương Uyên
22340

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn