17/02/2020 07:57

Phân biệt chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Phân biệt chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Việc xác định một người nào đó chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là rất quan trọng vì nó quyết định tới việc người nào đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu chịu thì chịu ở mức độ nào? Thế nhưng, những khái niệm trên lại rất dễ bị nhầm lẫn. Vậy, làm sao để có thể dễ dàng phân biệt cái khái niệm trên một cách chính xác.

Dưới đây là một số tiêu chí giúp phân biệt 3 khái niệm trên, các bạn có thể tham khảo nhé.

Tiêu chí phân biệt

Chuẩn bị phạm tội

Phạm tội chưa đạt

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Khái niệm

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm,

 Trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), điểm a khoản 2 Điều 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân) hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 (Tội khủng bố) của Bộ luật Hình sự.

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

 

 

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

 

 

Cơ sở pháp lý

Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015

Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 2015

Điều 16 Bộ luật Hình sự năm 2015

Hành vi

Chủ thể chưa bắt tay vào việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm (chưa xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ), mà chỉ mới thực hiện những hành vi tạo ra các điều kiện thuận lợi, cần thiết cho việc thực hiện tội phạm về sau.

- Chủ thế đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm, các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ đã bắt đầu bị xâm hại, đã gây ra hậu quả cho xã hội.

- Người phạm tội không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa do nguyên nhân khách quan tác động (chứ không phải do chủ quan như tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) mà họ không thực hiện được tội phạm đến cùng.

- Người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là xuất phát từ ý muốn chủ quan của bản thân họ quyết định không tiếp tục thực hiện tội phạm nữa.

- Ngoài ra, điều kiện khách quan không có gì ngăn cản việc thực hiện hành vi phạm tội, nếu người phạm tội muốn thực hiện tội phạm, họ hoàn toàn có thể tiến hành được.

Hậu quả pháp lý

Người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với một số tội sau:

Điều 108 (Tội phản bội Tổ quốc), 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), 110 (Tội gián điệp), 111 (Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ), 112 (Tội bạo loạn), 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân), 114 (Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 115 (Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội), 116 (Tội phá hoại chính sách đoàn kết), 117 (Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 118 (Tội phá rối an ninh), 119 (Tội chống phá cơ sở giam giữ), 120 (Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), 121 (Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), 123 (Tội giết người), 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ), 168 (Tội cướp tài sản), 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 207 (Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả), 299 (Tội khủng bố), 300 (Tội tài trợ khủng bố), 301 (Tội bắt cóc con tin), 302 ( Tội cướp biển), 303 (Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia) và 324 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự) của Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Bản án minh họa

- Bản án 83/2017/HSST ngày 18/08/2017 về tội giết người

 

- Bản án 414/2017/HSPT ngày 17/08/2017 về tội cướp tài sản

- Bản án 18/2018/HS-ST ngày 09/05/2018 về tội giết người chưa đạt

- Bản án 111/2017/HSST ngày 15/11/2017 tội trộm cắp tài sản (chưa đạt)

Bản án 20/2018/HS-ST ngày 18/10/2018 về tội cố ý gây thương tích

Nguyễn Sáng
16820

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]