29/05/2020 15:49

Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

Phân biệt che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm

Giữa che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm tồn tại một số điểm khác nhau cơ bản về: hành vi, thời điểm phạm tội và hình phạt…. Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này, Thư viện bản án xin đưa ra bảng các tiêu chí dưới đây:

Giống nhau: 

Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm là hành vi xâm phạm tới hoạt động tư pháp của cơ quan có thẩm quyền. Chủ thể thực hiện hành vi này đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015.

Khác nhau:

Tiêu chí

Che giấu tội phạm

Không tố giác tội phạm 

Nhận thức của người thực hiện hành vi

Không biết biết trước hành vi phạm tội và cũng không có hứa hẹn gì với người thực hiện hành vi phạm tội.

Biết rõ hành vi tội phạm sẽ, đã và đang diễn ra nhưng vẫn “giữ im lặng”

Hành vi cụ thể

- Che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm

- Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội

 

Không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền.

Chủ thể

-Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự

-Tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

-Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

-Tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 quy định những đối tượng sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu người phạm tội đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng như nêu ở trên.

Thời điểm phạm tội

Sau khi biết hành vi tội phạm đã được thực hiện

Bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm khác (sắp, đang và đã xảy ra)

Căn cứ pháp lý

Điều 18, Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 19, 390 Bộ luật Hình sự 2015

Hình phạt

- Xuất hiện trong các tội giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản

- Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm

 

- Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

- Nếu có hành động can ngăn hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt

 

Như Ý
14541

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]