15/12/2022 16:36

Phân biệt 02 chế độ Trợ cấp và Phụ cấp

Phân biệt 02 chế độ Trợ cấp và Phụ cấp

Tôi đi xin việc và thấy trông thông báo tuyển dụng có để 02 mục trợ cấp và phụ cấp. Vậy phụ cấp và trợ cấp khác nhau thế nào? Có ảnh hưởng đến lương đóng bảo hiểm xã hội không? “Hà Quang-Bình ĐỊnh”

Chào anh, Ban Biên tập xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Dưới đây, là một số tiêu chí phân biệt “trợ cấp” và “phụ cấp” người lao đông cần lưu ý khi đi xin việc:

Tiêu chí

Trợ cấp

Phụ cấp

Khái niệm

Hiện nay không có văn bản nào quy định về trợ cấp. Có thể hiểu trợ cấp là khoản tiền người lao động được cấp khi rơi vào tình trạng không tạm thời ngừng lao động, trên cơ sở số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong thời gian lao động.

Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên NSDLĐ và NLĐ gồm:

- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

(Theo Khoản 5, Điều 3, Thông tư 10/2020/TT-BLDTBXH)

Đối tượng chi trả

Cơ quan BHXH, Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động

Các chế độ

Khoản trợ cấp do NSDLĐ chi trả:

-Trợ cấp thôi việc;

-Trợ cấp mất việc làm.

Khoản trợ cấp do cơ quan bảo hiểm chi trả:

- Trợ cấp ốm đau;

- Trợ cấp thai sản;

- Trợ cấp tai nạn lao động, nghề nghiệp;

- Trợ cấp hưu trí;

- Trợ cấp tử tuất.

Một số chế độ phụ cấp lương:

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp trách nhiệm;

- Phụ cấp thu hút;

- Phụ cấp khu vực;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp chức vụ.

Chế độ phụ cấp khác:

- Phụ cấp khuyến khích người lao động làm việc và phụ cấp khác theo yêu cầu của công ty.

 

Đặc điểm

Cơ quan BHXH sẽ tiến hành chi trả các khoản trợ cấp tùy thuộc vào mức đóng bảo hiểm với từng trường hợp.

Thông thường, các khoản phụ cấp trên sẽ tính đóng BHXH, trừ các khoản chế độ và phúc lợi không tính đóng BHXH như:

Tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền ăn giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết, có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động,…

Đóng BHXH

Các khoản trợ cấp không tính vào tiền lương tháng đóng BHXH

- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả công việc không đóng BHXH;

- Các khoản phụ cấp tính làm căn cứ xác định tiền lương tháng đóng BHXH như:

+ Phụ cấp chức vụ

+ Phụ cấp trách nhiệm

+ Phụ cấp thâm niên

+ Phụ cấp đọc hại, nặng nhọc, nguy hiểm

...

 

Trân trọng!

Như Ý
17896

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn