13/12/2023 15:13

Nồng độ cồn bia Tiger là bao nhiêu? Mức xử phạt uống bia khi lái ô tô và xe máy?

Nồng độ cồn bia Tiger là bao nhiêu? Mức xử phạt uống bia khi lái ô tô và xe máy?

Tôi muốn biết mức nồng độ cồn của bia Tiger? Đã uống bia và điều khiển ô tô, xe máy bị xử phạt bao nhiêu tiền? Quốc Hùng – Hà Tĩnh.

Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Nồng độ cồn của bia là gì? Nồng độ cồn bia Tiger là bao nhiêu?

Nồng độ cồn của bia là gì?

Độ cồn của bia là số đo chỉ hàm lượng cồn (ethanol) có trong bia, tính theo phần trăm thể tích. Nồng độ cồn trong bia là yếu tố quan trọng để phân biệt các loại bia với nhau. Thông thường nồng độ cồn của bia dao động từ khoảng 0.05-12%. Cụ thể hơn:

+ Bia nhẹ có nồng độ cồn khoảng 0.05-5%.

+ Bia trung bình có nồng độ cồn từ 5-8%.

+ Bia nặng có nồng độ cồn từ 8% trở lên.

Nồng độ cồn bia Tiger là bao nhiêu?

Bia Tiger là một cái tên quen thuộc. Bia Tiger hiện nay được sử dụng phổ biến, dễ dàng nhận thấy loại bia này xuất hiện trên bàn nhậu.

Dù rất nổi tiếng nhưng cho đến nay bia Tiger cũng chỉ cho ra hai loại phổ biến là Bia Tiger nâu (Tiger xanh) và Bia Tiger bạc.

+ Bia Tiger nâu có nồng độ cồn: 5%.

+ Bia Tiger bạc có nồng độ cồn: 4.6%.

Nồng độ cồn của một số loại bia khác tại thị trường Việt Nam

- Bia Sài Gòn: Bia Sài Gòn có nhiều loại cùng nồng độ cồn khác nhau gồm: Sài Gòn Export (Sài Gòn đỏ), Bia 333, Sài Gòn Lager (Sài Gòn xanh), Sài Gòn Special (Sài Gòn lùn). Mỗi loại bia có nồng độ cồn và hương vị cũng khác nhau.

+ Bia Sài Gòn xanh có nồng độ cồn: 4.3%.

+ Bia Sài Gòn đỏ có nồng độ cồn: 4.9%.

+ Bia Sài Gòn Special có nồng độ cồn: 4.9%.

+ Bia 333 có nồng độ cồn: 5.3%.

- Bia Sư Tử Trắng có nồng độ cồn: 4.8%.

- Bia San Miguel, một thương hiệu đến từ Tây Ban Nha và có nồng độ cồn cao.  Bia San Miguel có hai loại là:
+ Bia San Miguel Red Horse có nồng độ cồn: 8%.

+ Bia San Miguel Pale Pilsen có nồng độ cồn: 5%.

- Bia Heineken được định hình là dòng bia cao cấp và giá thành của Heineken tương đối cao. Mức độ cồn của bia Heineken cụ thể:

+ Bia Heineken xanh có nồng độ cồn: 5%.

+ Bia Heineken bạc (Heineken Silver) có nồng độ cồn: 4%.

+ Bia Heineken 0.0% độ cồn: Bia không cồn.

Như vậy, bia Tiger có hai loại nồng độ cồn phổ biến là: Bia Tiger nâu có nồng độ cồn 5% và bia Tiger bạc có nồng độ cồn 4.6%.

2. Mức xử phạt uống bia khi lái ô tô và xe máy?

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng: Đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Đồng thời, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lai xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Đồng thời, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng: Đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Đồng thời, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

(Căn cứ Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Mức xử phạt nồng dộ cồn đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng: Đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Đồng thời, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng: Đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Đồng thời, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng: Đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Đồng thời, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

(Căn cứ Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Trân trọng!

Nguyễn Ngọc Trầm
23368

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]