Chào anh, Ban biên tập xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về đấu thầu như sau:
Người làm công tác đấu thầu có trách nhiệm tự cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu hoặc tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc cơ sở đào tạo đấu thầu tổ chức.
Vậy nên, bất kỳ người làm công tác đấu thầu đều là đối tượng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về đấu thầu.
Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về đấu thầu theo Điều 6 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT bao gồm:
- Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo quy định trên cơ sở tham khảo các nội dung theo Chương trình khung được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT bảo đảm phù hợp với yêu cầu của từng đối tượng học viên;
- Thời lượng của mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu do Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đấu thầu xác định bảo đảm đáp ứng mục đích, yêu cầu của khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Trong đó, chương trình khung được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT về nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu gồm các chuyên đề như sau:
(1) Chuyên đề 1: Tổng quan lựa chọn nhà thầu
- Quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về đấu thầu.
- Các nguyên tắc của đấu thầu mua sắm công.
- Các chức năng của đấu thầu mua sắm công.
- Tính liêm chính và đạo đức nghề nghiệp trong đấu thầu mua sắm công.
(2) Chuyên đề 2: Quy định chung trong lựa chọn nhà thầu
- Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.
- Tư cách hợp lệ của nhà thầu.
- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
- Cung cấp và đăng tải thông tin trong đấu thầu.
- Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.
- Chi phí trong đấu thầu.
- Các hành vi bị cấm trong đấu thầu và xử lý vi phạm.
- Trách nhiệm của các bên trong hoạt động lựa chọn nhà thầu.
(3) Chuyên đề 3: Kế hoạch tổng thể và kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Nguyên tắc lập kế hoạch.
- Kỹ năng lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch.
- Bài tập về kế hoạch tổng thể, kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
(4) Chuyên đề 4: Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu không qua mạng
- Đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế:
+ Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.
+ Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.
+ Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ.
+ Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ.
- Đối với chào hàng cạnh tranh.
- Đối với chỉ định thầu.
- Đối với mua sắm trực tiếp.
- Đối với tự thực hiện.
- Đối với lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
- Đối với lựa chọn tư vấn cá nhân.
- Bài tập thực hành về kỹ năng lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
(5) Chuyên đề 5: Mua sắm tập trung
- Nguyên tắc trong mua sắm tập trung.
- Quy trình mua sắm tập trung.
- Nội dung thoả thuận khung.
- Trách nhiệm trong mua sắm tập trung.
(6) Chuyên đề 6: Mua sắm trong lĩnh vực y tế
- Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hoá chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế.
- Ưu đãi trong mua thuốc.
- Bài tập thực hành.
(7) Chuyên đề 7: Đấu thầu qua mạng
- Quy định chung về đấu thầu qua mạng.
- Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng.
- Thực hành kỹ năng đăng tải thông tin, lập hồ sơ, đánh giá hồ sơ, tổ chức lựa chọn nhà thầu, tham dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
(8) Chuyên đề 8: Hợp đồng
- Các loại hợp đồng.
- Điều kiện ký kết hợp đồng.
- Nguyên tắc thực hiện hợp đồng.
- Sửa đổi hợp đồng.
- Điều chỉnh giá hợp đồng.
- Quân lý thực hiện hợp đồng.
- Thanh toán hợp đồng.
- Thanh lý hợp đồng.
- Uy tín của nhà thầu trong việc tham dự thầu, kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, đánh giá chất lượng hàng hóa đã sử dụng.
- Bài tập thực hành.
(9) Chuyên đề 9: Xử lý tình huống trong đấu thầu
- Các quy định về xử lý tình huống trong đấu thầu.
- Nguyên tắc xử lý tình huống trong đấu thầu.
- Bài tập thực hành.
(10) Chuyên đề 10: Xử lý kiến nghị, kiểm tra, giám sát trong đấu thầu
- Điều kiện xem xét, giải quyết kiến nghị.
- Quy trình giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà thầu.
- Khởi kiện và yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Kiểm tra và báo cáo công tác đấu thầu.
- Giám sát hoạt động đấu thầu.
Bên cạnh đó, Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT nêu rõ việc cơ sở đào tạo đấu thầu có thể tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề căn cứ nhu cầu của học viên cập nhật, nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn như sau:
- Chuyên đề: Cập nhật các quy định mới về đấu thầu.
- Chuyên đề: Kỹ năng lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu cho các lĩnh vực xây lắp, mua sắm hàng hoá, dịch vụ phi tư vấn và dịch vụ tư vấn, hỗn hợp.
- Chuyên đề: Kỹ năng lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu cho các dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng dất, dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.
- Chuyên đề: Kỹ năng thẩm định trong đấu thầu.
- Chuyên đề: Xây dựng giá đánh giá.
- Chuyên đề: Kỹ năng thương thảo, soạn thảo và quản lý hợp đồng.
- Chuyên đề: Quản trị rủi ro trong đấu thầu.
- Chuyên đề: Đấu thầu trong lĩnh vực y tế.
- Chuyên đề: Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm trong đấu thầu.
- Chuyên đề: Xử lý các vướng mắc, tình huống trong đấu thầu.
- Chuyên đề: Đấu thầu qua mạng.
- Các chuyên đề khác theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về đấu thầu trong chương trình khung sẽ bao gồm 10 chuyên đề và căn cứ nhu cầu của ứng viên mà cơ sở đào tạo có thể tổ chức bồi dưỡng thêm các chuyên đề.
Trân trọng!