Chào chị, ban biên tập xin giải đáp như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 về thuật ngữ nuôi con nuôi, như sau:
“Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”
- Mục đích nuôi con nuôi:
Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.
- Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi
+ Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
+ Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
+ Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP về trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, cụ thể:
- Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp sau:
+ Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;
+ Người nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn;
+ Người có công với cách mạng nhận con nuôi.
- Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau:
+ Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
+ Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài;
+ Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản này.
- Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.
Như vậy, việc đăng ký nhận nuôi bé gái con của chị gái chị sẽ được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước hoặc được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 114/2016/NĐ-CP về cơ quan thu lệ phí, cụ thể:
- Ủy ban nhân dân cấp xã thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước và lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi.
- Sở Tư pháp thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam.
- Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài; lệ phí cấp, gia hạn giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài.
- Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, các cơ quan sẽ thực hiện thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã; Sở Tư pháp; Cục Con nuôi; Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
- Bản án 22/2019/HNGĐ-ST ngày 09/09/2019 về xin xác định con và chấm dứt nuôi con nuôi.
- Bản án 36/2019/HNGĐ-ST ngày 31/07/2019 về tranh chấp chấm dứt việc nuôi con nuôi và xác nhận tài sản riêng.
- Quyết định 01/2017/QĐHNGĐ-ST ngày 05/09/2017 về yêu cầu công nhận chấm dứt việc nuôi con nuôi và xác định lại cha, mẹ đẻ cho con.
- Quyết định sơ thẩm về yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi số 87/2019/QĐST-HNGĐ.
- Quyết định 292/2017/QĐST-VDS ngày 04/12/2017 về yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi.