Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Khi cả nước chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhu cầu đi lại để du Xuân, thăm hỏi người thân và bạn bè ngày càng tăng. Vật nên, để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro pháp lý, người tham gia giao thông cần tuân thủ nghiêm túc các quy tắc tham gia giao thông.
Dưới đây là một số lỗi vi phạm giao thông phổ biến mà người tham gia giao thông thường gặp phải cùng với mức xử phạt tương ứng:
Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển mô tô và xe máy (bao gồm cả xe máy điện) nếu bị phát hiện có nồng độ cồn trong hơi thở hoặc máu sẽ phải đối mặt với mức xử phạt vi phạm hành chính từ 2 triệu đồng đến 8 triệu đồng, cụ thể:
Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 10-12 tháng nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 4-5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 16-18 tháng nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài ra, hành vi này còn bị xử lý bằng việc tước giấy phép lái xe từ 10 đến 24 tháng.
Cũng theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái ô tô nếu bị phát hiện có nồng độ cồn trong hơi thở hoặc máu, sẽ phải đối mặt với mức xử phạt vi phạm hành chính từ 6 triệu đồng đến mức cao nhất là 40 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 10 đến 24 tháng.
Trong những ngày Tết, nhiều người phóng xe với tốc độ vượt quá giới hạn quy định để về sớm ăn Tết cùng với giao đình. Đây cũng là lỗi phổ biến của những người trẻ với mong muốn thể hiện bản thân khi tham gia du Xuân dịp Tết.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe máy chạy với tốc độ vượt quá giới hạn sẽ phải đối mặt với mức xử phạt vi phạm hành chính khi chạy quá tốc độ từ 5 đến dưới 10 km/giờ là từ 300-400 nghìn đồng.
Trong trường hợp vượt quá tốc độ từ 10 đến dưới 20 km/giờ, mức phạt có thể là từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Đối với tốc độ vượt quá 20 km/giờ, mức xử phạt cao hơn, dao động từ 4-5 triệu đồng, và còn kèm theo hình phạt tước giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.
Cùng với đó, mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với người điều khiển ô tô được quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 800 nghìn đồngđến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h ;
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h;
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 04 tháng.
Trong những dịp Tết, việc người điều khiển mô tô và xe máy, cũng như người ngồi sau, không đội mũ bảo hiểm là một trong những vi phạm phổ biến nhất.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) , việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hoặc không cài quai đúng quy cách sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạ dao động từ 400-600 nghìn đồng.
Do mang tâm lý chủ quan nên nhiều người tham gia giao thông thường quên mang theo bằng lái xe trong dịp Tết.
Mức phạt đối với hành vi trên được quy đinh như sau:
- Đối với xe máy và các loại xe tương tự xe máy:
Điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định trường hợp người điều khiển xe máy không mang theo bằng lái xe khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100-200 nghìn đồng
- Đối với ô tô, các loại phương tiện tương tự ô tô:
Theo điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển ô tô không mang theo bằng lái xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền từ 200-400 nghìn đồng.