30/08/2021 14:47

Nghĩa vụ chịu án phí của hộ gia đình khi có người được miễn án phí trong vụ án không có giá ngạch

Nghĩa vụ chịu án phí của hộ gia đình khi có người được miễn án phí trong vụ án không có giá ngạch

Tòa buộc hộ gia đình bà L trả lại cho nguyên đơn 361m2 đất và chịu án phí. Hộ bà L có 3 người, bà L là người cao tuổi nên được miễn án phí, ông B và chị P liên đới chịu án phí, vụ án đặt ra vấn đề áp dụng pháp luật về án phi sao cho đúng.

Trong vụ án tranh chấp dân sự về quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Huỳnh Văn Đ và bà Nguyễn Thị L. Ông Đ yêu cầu bà L phải trả lại cho ông diện tích đất là 361m2. Qua quá trình giải quyết vụ án đến khi xét xử có đủ chứng cứ chứng minh phần đất mà các bên đang tranh chấp đã được cấp cho ông Đ là đúng đối tượng, đúng trình tự thủ tục tại thời điểm cấp giấy, phía bà L không đưa ra được chứng cứ chứng minh về nguồn gốc đất, đồng thời lời khai các nhân chứng đều xác nhận về nguồn gốc đất cũng như là quá trình sử dụng đất của các bên. Căn cứ vào tài liệu chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án thì có đủ căn cứ để Tòa án chấp nhận yêu cầu của ông Đ.

Bản án tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu của ông Đ, buộc hộ bà L (gồm bà L, ông B và chị P) trả 361m2 đất. Ngoài ra bản án còn tuyên về phần án đối với hộ bà L như sau: Hộ bà Nguyễn Thị L (gồm bà L, ông B và bà P) liên đới chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng. Riêng bà L thuộc trường hợp người cao tuổi nên được miễn tiền án phí dân sự sơ thẩm cho bà. Còn ông Nguyễn Văn B và chị Lê Thị P phải liên đới chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng.

Đối với nội dung tuyên về án phí nêu trên có nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm 1. Hộ bà L có 3 người, bà L là người cao tuổi nên được miễn án phí, ông B và chị P liên đới chịu án phí 300.000 đồng là không đúng. Bởi vì hộ có 3 người, phần bà L đã được miễn thì ông B và chị P chịu 200.000 đồng. Nghĩa vụ chịu án phí của hộ bà L chỉ là 200.000đ chứ không phải 300.000đ như bản án đã tuyên.

Quan điểm 2. Hộ bà L phải chịu án phí 300.000đ như bản án đã tuyên. Bởi vì án phí không có giá ngạch là 300.000 đồng thì không thể tuyên thấp hơn mức 300.000 đồng đã được quy định.

Quan điểm 3. Cũng đồng quan điểm với quan điểm 1 là hộ bà L chỉ chịu 200.000 đồng. Nhưng có cách lý giải khác hơn, đó là: mặc dù án phí không có giá ngạch là 300.000 đồng nhưng nếu tuyên 200.000 đồng cũng không sai. Vì án phí đối với Quyết định Công nhận sự thuận tình ly hôn của các đương sự vẫn có thể thấp hơn 300.000 đồng.

Cá nhân người viết có quan điểm cùng với quan điểm thứ 2. Hộ bà L phải chịu án phí 300.000đ như bản án đã tuyên. Cụ thể như sau:

Theo quy định của BLTTDS tại khoản 1 và khoản 5 Điều 147. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm

1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

…5. Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Dựa vào nội dung của khoản 1 và khoản 5 của điều luật cho thấy, luật đã quy định đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận trừ trường hợp được miễn, tại khoản 5 cũng có quy định thêm: trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí mà mình phải chịu.

Đối chiếu với tình huống vụ án nếu trên, rõ ràng bà L là đối tượng được miễn tiền án phí sơ thẩm nhưng ông B và chị P không phải là đối tượng được miễn nên theo khoản 5 thì ông B và chị P vẫn phải chịu tiền án phí theo quy định.

Đối với vụ án này, khi tuyên nội dung về án phí, Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa chỉ tuyên “Hộ bà Nguyễn Thị L (gồm bà L, ông B và bà P) liên đới chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng”. Nội dung tuyên về phần án phí này không có chia cụ thể mỗi người phải chịu bao nhiêu tiền án phí mà tuyên là “liên đới” nên không thể hiểu theo quan điểm 1 được. Bà L được miễn nhưng không có nghĩa là trừ phần bà L là 100.000 đồng theo quan điểm 1 nêu trên.

Riêng đối với quan điểm thứ 3, người viết cho rằng không thể lấy trường hợp án phí trong Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án hôn nhân gia đình (không tranh chấp về tài sản, nợ chung, cấp dưỡng) để so sánh được. Bởi vì khoản 7 Điều 26 vầ nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 cũng có quy định “Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch”.

Và khoản 5 Điều 27, nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể cũng có quy định: Đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau: a) Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhậhay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;

Vì vậy, quan điểm 2 cho rằng án phí trong vụ án hôn nhân trong trường hợp thuận tình ly hôn mỗi bên đương sự chịu 50% mức án phí (75.000 đồng) – thấp hơn án phí không có giá ngạch vẫn được là không phù hợp với trường hợp người viết cần trao đổi.

Án phí dân sự là một phần trong quyết định của Tòa án khi giải quyết các vụ án dân sự. Án phí dân sự không chỉ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của dân sự mà còn liên quan đến khoản thu nộp ngân sách nhà nước. Điều này đòi hỏi, Tòa án phải vận dụng đúng quy định của pháp luật để ra quyết định về án phí đúng và chình xác nhất. Mặt khác, những quan điểm, cách hiểu nêu trên cũng là những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn hiện nay. Do đó, để tạo sự thống nhất trong nhận thức và vận dụng pháp luật trong thực tiễn, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Qua những quan điểm nêu trên, rất mong nhận được sự trao đổi quan điểm của các đồng nghiệp để người viết học tập, trao dồi thêm trong công tác chuyên môn nghiệp vụ.

Trong vụ án tranh chấp dân sự về quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là ông Huỳnh Văn Đ và bà Nguyễn Thị L. Ông Đ yêu cầu bà L phải trả lại cho ông diện tích đất là 361m2. Qua quá trình giải quyết vụ án đến khi xét xử có đủ chứng cứ chứng minh phần đất mà các bên đang tranh chấp đã được cấp cho ông Đ là đúng đối tượng, đúng trình tự thủ tục tại thời điểm cấp giấy, phía bà L không đưa ra được chứng cứ chứng minh về nguồn gốc đất, đồng thời lời khai các nhân chứng đều xác nhận về nguồn gốc đất cũng như là quá trình sử dụng đất của các bên. Căn cứ vào tài liệu chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án thì có đủ căn cứ để Tòa án chấp nhận yêu cầu của ông Đ.

Bản án tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu của ông Đ, buộc hộ bà L (gồm bà L, ông B và chị P) trả 361m2 đất. Ngoài ra bản án còn tuyên về phần án đối với hộ bà L như sau: Hộ bà Nguyễn Thị L (gồm bà L, ông B và bà P) liên đới chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng. Riêng bà L thuộc trường hợp người cao tuổi nên được miễn tiền án phí dân sự sơ thẩm cho bà. Còn ông Nguyễn Văn B và chị Lê Thị P phải liên đới chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng.

Đối với nội dung tuyên về án phí nêu trên có nhiều quan điểm khác nhau:

Quan điểm 1. Hộ bà L có 3 người, bà L là người cao tuổi nên được miễn án phí, ông B và chị P liên đới chịu án phí 300.000 đồng là không đúng. Bởi vì hộ có 3 người, phần bà L đã được miễn thì ông B và chị P chịu 200.000 đồng. Nghĩa vụ chịu án phí của hộ bà L chỉ là 200.000đ chứ không phải 300.000đ như bản án đã tuyên.

Quan điểm 2. Hộ bà L phải chịu án phí 300.000đ như bản án đã tuyên. Bởi vì án phí không có giá ngạch là 300.000 đồng thì không thể tuyên thấp hơn mức 300.000 đồng đã được quy định.

Quan điểm 3. Cũng đồng quan điểm với quan điểm 1 là hộ bà L chỉ chịu 200.000 đồng. Nhưng có cách lý giải khác hơn, đó là: mặc dù án phí không có giá ngạch là 300.000 đồng nhưng nếu tuyên 200.000 đồng cũng không sai. Vì án phí đối với Quyết định Công nhận sự thuận tình ly hôn của các đương sự vẫn có thể thấp hơn 300.000 đồng.

Cá nhân người viết có quan điểm cùng với quan điểm thứ 2. Hộ bà L phải chịu án phí 300.000đ như bản án đã tuyên. Cụ thể như sau:

Theo quy định của BLTTDS tại khoản 1 và khoản 5 Điều 147. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm

1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

…5. Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Dựa vào nội dung của khoản 1 và khoản 5 của điều luật cho thấy, luật đã quy định đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận trừ trường hợp được miễn, tại khoản 5 cũng có quy định thêm: trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí mà mình phải chịu.

Đối chiếu với tình huống vụ án nếu trên, rõ ràng bà L là đối tượng được miễn tiền án phí sơ thẩm nhưng ông B và chị P không phải là đối tượng được miễn nên theo khoản 5 thì ông B và chị P vẫn phải chịu tiền án phí theo quy định.

Đối với vụ án này, khi tuyên nội dung về án phí, Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa chỉ tuyên “Hộ bà Nguyễn Thị L (gồm bà L, ông B và bà P) liên đới chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng”. Nội dung tuyên về phần án phí này không có chia cụ thể mỗi người phải chịu bao nhiêu tiền án phí mà tuyên là “liên đới” nên không thể hiểu theo quan điểm 1 được. Bà L được miễn nhưng không có nghĩa là trừ phần bà L là 100.000 đồng theo quan điểm 1 nêu trên.

Riêng đối với quan điểm thứ 3, người viết cho rằng không thể lấy trường hợp án phí trong Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự trong vụ án hôn nhân gia đình (không tranh chấp về tài sản, nợ chung, cấp dưỡng) để so sánh được. Bởi vì khoản 7 Điều 26 vầ nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 cũng có quy định “Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch”.

Và khoản 5 Điều 27, nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể cũng có quy định: Đối với vụ án hôn nhân và gia đình thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau: a) Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhậhay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;

Vì vậy, quan điểm 2 cho rằng án phí trong vụ án hôn nhân trong trường hợp thuận tình ly hôn mỗi bên đương sự chịu 50% mức án phí (75.000 đồng) – thấp hơn án phí không có giá ngạch vẫn được là không phù hợp với trường hợp người viết cần trao đổi.

Án phí dân sự là một phần trong quyết định của Tòa án khi giải quyết các vụ án dân sự. Án phí dân sự không chỉ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của dân sự mà còn liên quan đến khoản thu nộp ngân sách nhà nước. Điều này đòi hỏi, Tòa án phải vận dụng đúng quy định của pháp luật để ra quyết định về án phí đúng và chình xác nhất. Mặt khác, những quan điểm, cách hiểu nêu trên cũng là những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn hiện nay. Do đó, để tạo sự thống nhất trong nhận thức và vận dụng pháp luật trong thực tiễn, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Qua những quan điểm nêu trên, rất mong nhận được sự trao đổi quan điểm của các đồng nghiệp để người viết học tập, trao dồi thêm trong công tác chuyên môn nghiệp vụ.

NGỌC OANH (VKSND Tp Hồng Ngự, Đồng Tháp)

Nguồn: Tạp chí Tòa án

1286

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]