Khai bút đầu năm là một nét văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện mong muốn khởi đầu năm mới với sự thông tuệ và thành công.
Mùng 1 Tết Nguyên Đán năm 2025 rơi vào thứ tư ngày 29 tháng 1 dương lịch. Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam thì thường chọn ngày và giờ hoàng đạo để mang lại may mắn và thuận lợi để thực hiện nghi thức khai bút đầu năm.
Dưới đây là các ngày và khung giờ đẹp trong dịp Tết Nguyên Đán 2025 thích hợp cho việc khai bút đầu xuân 2025:
- Mùng 1 Tết (29/1/2025):
Giờ đẹp: Dần (3h-5h), Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h), Hợi (21h-23h).
Hướng xuất hành: Đông Nam (cầu tình duyên, gia đạo), Bắc (cầu tài lộc, danh vọng).
Lưu ý: Tuổi Canh Thìn và Bính Thìn nên hạn chế xuất hành để tránh sự cố bất ngờ.
- Mùng 2 Tết (30/1/2025):
Giờ đẹp: Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
Hướng xuất hành: Đông Bắc (cầu tình duyên, gia đạo), Nam (cầu tài lộc, công danh).
Lưu ý: Tuổi Tân Tị và Đinh Tị nên hạn chế xuất hành xa để tránh xui xẻo.
- Mùng 4 Tết (1/2/2025):
Giờ đẹp: Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Tị (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
Hướng xuất hành: Tây Nam (cầu tài lộc, tình duyên, gia đạo).
Lưu ý: Tuổi Quý Mùi, Đinh Mùi, Ất Dậu, Ất Mão nên hạn chế làm việc lớn hoặc xuất hành xa.
- Mùng 9 Tết (6/2/2025):
Giờ đẹp: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).
Hướng xuất hành: Tây Bắc (cầu tình duyên, gia đạo), Tây Nam (cầu tài lộc, công danh).
Lưu ý: Không có tuổi xung khắc đặc biệt trong ngày này.
Lựa chọn một trong các ngày và khung giờ nêu trên để khai bút sẽ giúp chúng ta có một khởi đầu năm mới thuận lợi và nhiều may mắn.
Các thông tin nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH thông báo về việc nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
Đối với người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Âm lịch như sau:
+ 01 ngày cuối năm Giáp Thìn và 04 ngày đầu năm Ất Tỵ
+ Hoặc 02 ngày cuối năm Giáp Thìn và 03 ngày đầu năm Ất Tỵ;
+ Hoặc 03 ngày cuối năm Giáp Thìn và 02 ngày đầu năm Ất Tỵ.
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, người lao động khi muốn xin nghỉ thêm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Đồng thời, tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019 có quy định nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Căn cứ các quy định trên, thì sau khi nghỉ Tết theo phương án nếu trên thì người lao động muốn xin nghỉ thêm thì có thể xin nghỉ không lương hoặc sử dụng ngày phép hằng năm để xin nghỉ thêm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, song người lao động cần phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước để thực hiện tính lương và sắp xếp công việc, lịch trình làm việc cho phù hợp