Vào ngày 04/10/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Ngày 4/10/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Đây là một trong những Pháp lệnh được ban hành sớm nhất của Nhà nước ta, thể hiện được tầm quan trọng của công tác PCCC.
Ngày 04/10/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 369/1996/QĐ-TTg về việc lấy ngày 04 tháng 10 hàng năm là Ngày phòng cháy, chữa cháy toàn dân:
Điều 1. - Hàng năm lấy ngày 04 tháng 10 là Ngày Phòng cháy, chữa cháy toàn dân.
Điều 2. - Việc tổ chức Ngày Phòng cháy, chữa cháy toàn dân hàng năm phải nhằm đạt yêu cầu nâng cao được ý thức phòng cháy, chữa cháy cho toàn dân, huy động được đông đảo quần chúng tham gia vào các hoạt động thiết thực, bổ ích trong công tác này, biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào phòng cháy, chữa cháy.
…
Như vậy, Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy là ngày 04 tháng 10. Đây là dịp để nhắc nhở cho toàn dân biết được trách nhiệm to lớn của mình đối với công tác PCCC để nhằm đảm bảo an nghiêm túc thực hiện, hạn chế tai nạn cháy nổ, góp phần xây dựng nước nhà phát triển vững mạnh.
Năm 2024, Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy sẽ rơi vào thứ Sáu, ngày 04/10/2024.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định về nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy như sau:
- Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt;
+ Quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;
+ Những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
+ Những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
- Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà.
Lưu ý: Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
- Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
+ Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ;
+ Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy.
- Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879:1989 Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn về mẫu mã, kích thước. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.
- Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
Như vậy, các biển báo, biển cấm, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy giúp người dân hiểu rõ hơn về cách phòng chống cháy nổ và có hướng xử lý đúng, kịp thời để tránh thiệt hiện về người và tài sản ở mức thấp nhất.
Tại Điều 6 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì khu dân cư phải đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy sau:
(1) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
(2) Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
(3) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(4) Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
Những điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy nêu trên phải được Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.