06/11/2024 16:25

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là thứ mấy trong năm 2024? Học sinh, giáo viên có được nghỉ làm, nghỉ học vào ngày 20/11 không?

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là thứ mấy trong năm 2024? Học sinh, giáo viên có được nghỉ làm, nghỉ học vào ngày 20/11 không?

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là thứ mấy trong năm 2024? Học sinh, giáo viên có được nghỉ làm, nghỉ học vào ngày 20/11 không? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên là gì?

1. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là thứ mấy trong năm 2024? 

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là một ngày đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang cống hiến cho sự nghiệp "trồng người". Đây là dịp để toàn xã hội cùng nhau nhìn nhận lại vai trò quan trọng của giáo dục và những đóng góp to lớn của các nhà giáo đối với sự phát triển của đất nước.

Theo đó, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024 rơi vào thứ 4 (nhằm ngày 20 tháng 10 âm lịch).

2. Học sinh, giáo viên có được nghỉ làm, nghỉ học vào ngày 20/11 không?

Tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo đó, viên chức là giáo viên sẽ có quyền được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định lịch nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, ngày 20/11 không phải là ngày nghỉ lễ, tết nên người lao động nói chung và giáo viên nói riêng sẽ không được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.

Hiện nay, không có quy định nào về việc học sinh có được nghỉ vào ngày 20/11 hay không, tuy nhiên học sinh sẽ nghỉ căn cứ vào lịch của giáo viên. 

Tuy nhiên tại Điều 4 Quyết định 167-HĐBT 1982 có quy định như sau:

Điều 4.- Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.

Như vậy, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không phải là ngày nghỉ được hưởng nguyên lương, học sinh cũng sẽ không được nghỉ vào ngày này. Nhưng một số trường có thể sắp xếp lại việc học tập của học sinh và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương

3. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên là gì?

Tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên áp dụng chung đối với giáo viên mầm non, tiểu học,THCS, THPT như sau:

- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học.

- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.

- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.

Nguyễn Phạm Hoàng Thuy
1599

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]