22/05/2024 19:02

Ngày của Cha năm 2024 là ngày mấy? Con không nuôi dưỡng cha thì có được thừa kế khi cha mất không?

Ngày của Cha năm 2024 là ngày mấy? Con không nuôi dưỡng cha thì có được thừa kế khi cha mất không?

Cho tôi hỏi Ngày của Cha năm 2024 sẽ rơi vào ngày mấy? Con không nuôi dưỡng cha thì có được thừa kế khi cha mất không? (Lan Nhi - Cà Mau)

Chào chị, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

1. Ngày của Cha năm 2024 là ngày mấy?

Ngày của Cha bắt đầu được biết đến từ những năm 1508, xuất phát từ Công giáo châu Âu. Ban đầu, ngày này thường được tổ chức vào 19/03, cũng là ngày lễ của Thánh Joseph trong Công giáo. Sau này, ngày lễ làm Cha được người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đưa đến châu Mỹ. Tại nhà thờ chính thống Coplic Alexandria, giáo hội Công giáo ủng hộ phong tục ngày làm Cha vào ngày thánh Giuse, từ những năm cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15.

Vào năm 1908, do sáng kiến của Sonora Smart Dodd, một người phụ nữ ở Washington, Hoa Kỳ. Cha của bà, ông William Jackson Smart, là một người cha đơn thân đã nuôi dạy bà và các anh chị em sau khi mẹ bà qua đời. Vào ngày 19 tháng 6 năm 1908, bà Dodd đã tổ chức một buổi lễ tại nhà thờ để tôn vinh cha mình và những người cha khác.

Khởi xướng của bà được các nhà thờ ủng hộ và được Thống đốc Washington đồng ý công nhận. Nhờ đó, vào ngày 19/06/1910, ngày của Cha tại Mỹ lần đầu tiên được tổ chức. Sau này, Tổng thống Mỹ B.Johnson đã chọn tháng 6 là tháng của Cha ở Hoa Kỳ. Năm 1972, Tổng thống Nixon chính thức ký văn bản chính thức xác nhận ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6 là Ngày của Cha.

Sau đó, Ngày của Cha được lan rộng sang các quốc gia khác trên thế giới. Tại Việt Nam, Ngày của Cha mới được phổ biến trong những năm gần đây. Ngày của Cha là dịp để con cái tri ân đến người cha của mình. Đây là nét đẹp trong cách đối nhân xử thế, vừa là ngày để gắn kết các thành viên trong gia đình, giúp họ thêm yêu thương nhau hơn.

Như vậy, Ngày của Cha năm 2024 sẽ là Chủ nhật, ngày 16 tháng 6 năm 2024.

2. Con không nuôi dưỡng cha thì có được thừa kế khi cha mất không?

Căn cứ Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, những người này vẫn được hưởng di sản, nếu như người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Do đó, nếu con cái không nuôi dưỡng cha mình trước khi cha mất dẫn việc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản là cha thì sẽ không được thừa kế di sản mà cha để lại.

Nhưng nếu cho nhận thức được hành vi của con mà vẫn để lại di chúc chia di sản con con thì con vẫn có quyền nhận di sản thừa kế này.

3. Con bỏ mặc không nuôi dưỡng cha mẹ thì bị xử phạt như thế nào?

Hành vi bỏ mặc không nuôi dưỡng cha mẹ, khiến cha mẹ bị tổn thương tinh thần, dẫn đến suy yếu sức khoẻ hay chịu các hậu quả các cũng là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý nghiêm.

Theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, trường hợp con cái từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ thì sẽ bi phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, cùng với biện pháp khắc phục là buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ.

Bên cạnh đó, theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, con cái bỏ mặc, ngược đãi, đối xử tàn tệ với cha mẹ mà đã bị xử phạt rồi vẫn tái phạm thì bị xử phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp con cái đối xử tệ với cha mẹ già yếu, khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Nguyễn Phạm Hoàng Thuy
394

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]