18/10/2024 11:35

Ngày 24/10 kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Liên hợp quốc đúng không? Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào năm nào?

Ngày 24/10 kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Liên hợp quốc đúng không? Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào năm nào?

Ngày 24 tháng 10 là ngày gì? Ngày 24/10 kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Liên hợp quốc đúng không?

Ngày 24/10 kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Liên hợp quốc đúng không? 

Hiến chương Liên hợp quốc được ký ngày 26/6/1945 ở thành phố San Francisco trong phiên họp kết thúc hội nghị Liên hợp quốc về vấn đề thành lập một tổ chức quốc tế và có hiệu lực từ ngày 24/10/1945. Quy chế Tòa án quốc tế là một bộ phận cấu thành của Hiến chương.

Từ khi thành lập đến nay, Liên hợp quốc đã duy trì nền hòa bình, an ninh thế giới, trực tiếp giải quyết các vụ tranh chấp xung đột giữa các nước, khu vực và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo... 

Do vậy, sự ra đời của Liên hợp quốc là một sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Ngày 24/10 hằng năm được chọn là Ngày Liên hợp quốc.

Năm 2024, kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Liên hợp quốc (24/10/1945 - 24/10/2024) rơi vào ngày thứ năm trong tuần.

 Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào năm nào?

Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977 và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc, tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh cao cả duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển của các quốc gia trên toàn cầu. Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc, quan hệ của Việt Nam với Liên hợp quốc ngày càng được tăng cường và phát triển.

Theo đó, thành viên Liên hợp quốc hành động phù hợp với những nguyên tắc tại Điều 1 Hiến Chương Liên hợp quốc 1945 bao gồm:

(1) Liên hợp quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên.

(2) Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này để được đảm bảo hưởng toàn bộ các quyền và ưu đãi do tư cách thành viên mà có;

(3) Tất cả các thành viên của Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý;

(4) Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.

(5) Tất cả các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc giúp đỡ đầy đủ cho Liên hợp quốc trong mọi hành động mà nó áp dụng theo đúng Hiến chương này và tránh giúp đỡ bất cứ quốc gia nào bị Liên hợp quốc áp dụng các hành động phòng ngừa hoặc cưỡng chế;

(6) Liên hợp quốc làm thế nào để các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc cũng hành động theo nguyên tắc này, nếu như điều đó cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh thế giới;

(7) Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương; tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến việc thi hành những biện pháp cưỡng chế nói ở chương VII.

Ngày 24/10 kỷ niệm ngày thành lập Liên hợp quốc, người lao động có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương không?

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, ngày 24 tháng 10 kỷ niệm ngày thành lập Liên hợp quốc không thuộc một trong những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo ngày nghỉ lễ, tết tại Việt Nam. Do đó, người lao động sẽ không được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định nghỉ lễ, tết vào ngày này.

Nguyễn Ngọc Trầm
392

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]