Theo khoản 2 Điều 9 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi đặc biệt nghiêm cấm, bao gồm cả việc chạy xe đạp khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Do đó, trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở | Mức phạt tiền | Hình phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điểm p khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) | Không có |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) | Không có |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) | Không có |
Bảng: Mức phạt nồng độ cồn xe đạp năm 2025
Đối với mức phạt nồng độ cồn xe máy năm 2025 thì được quy định tại Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; đồng thời bị trừ 04 điểm GPLX.
(Theo điểm a khoản 6, điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
(2) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; đồng thời bị trừ 10 điểm GPLX.
(Theo điểm b khoản 8, điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
(3) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
(Theo điểm d khoản 9, điểm c khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
Theo Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định.
Nếu quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Như vậy, trong trường hợp người vi phạm giao thông bỏ lại xe, không nộp phạt thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt sẽ tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Trường hợp hết thời hạn trên mà người vi phạm vẫn không thực hiện nghĩa vụ nộp phạt thì có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng các hình thức như: khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản của người vi phạm; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt;...
Đối với việc xử lý phương tiện của người vi phạm bỏ lại nhưng đến thời hạn tạm giữ mà không đến nhận, thì sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).