28/05/2024 16:09

Mức kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bình quân hàng năm từ 15/7/2024

Mức kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bình quân hàng năm từ 15/7/2024

Tôi nghe nói vào ngày 15/7 sắp tới thì những người thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ sẽ được cấp kinh phí bảo vệ rừng, nên rất mong Ban biên tập có thể cho tôi biết cụ thể mức kinh phí là bao nhiêu? Anh Hoài Bảo (Lâm Đồng).

Chào anh, Ban biên tập xin giải đáp như sau:

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó có quy định chi tiết về mức kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Nghị định 58/2024/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7/2024.

1. Mức kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng bình quân hàng năm từ ngày 15/7/2024

Cụ thể, theo Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP thì đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng gồm:

(1) Ban quản lý rừng đặc dụng ;

(2) Ban quản lý rừng phòng hộ;

(3) Cộng đồng dân cư;

(4) Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017.

Trong đó, mức kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng cho những đối tượng nêu trên được quy định như sau:

- Đối tượng quy định tại (1) (2) được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng đặc dụng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng.

- Đối tượng quy định tại (3) (4) được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.

- Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân nêu trên.

- Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng quy định tại (3) là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.

2. Mức kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ bình quân hàng năm

Đối với mức kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ thì được quy định tại Điều 9 Nghị định 58/2024/NĐ-CP như sau:

Về đối tượng được cấp kinh phí, gồm:

(1) Ban quản lý rừng phòng hộ;

(2) Ban quản lý rừng đặc dụng;

(3) Doanh nghiệp nhà nước;

(4) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

(5) UBND cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;

(6) Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017.

Trong đó, mức kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ cấp cho những đối tượng nêu trên được quy định như sau:

- Đối tượng quy định tại (1) được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng.

- Đối tượng quy định tại (2) được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng..

- Đối tượng quy định tại (3), (4)(6) được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.

- Đối tượng quy định tại (5) được Nhà nước cấp kinh phí quản lý, bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.

- Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân nêu trên.

- Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng quy định tại (4) là là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.

3. Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm

Tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định về mức khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm, cụ thể như sau:

- Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước bình quân 500.000 đồng/ha/năm.

Đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.

- Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.

Cũng theo khoản 5 Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định thì phương thức khoán bảo vệ rừng được thực hiện thông qua hợp đồng khoán hàng bảo vệ rừng hàng năm. Hàng năm, bên khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trân trọng!

Đỗ Minh Hiếu
517

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn