19/04/2022 09:03

Mới: VKSTC hướng dẫn kiểm sát giải quyết vụ án kinh doanh về Tranh chấp hợp đồng tín dụng

Mới: VKSTC hướng dẫn kiểm sát giải quyết vụ án kinh doanh về Tranh chấp hợp đồng tín dụng

Ngày 18/4/2022, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo có Hướng dẫn 25/HD-VKSTC về một số nội dung kiểm sát việc giải quyết vụ án kinh doanh thương mại về "Tranh chấp hợp đồng tín dụng"

Theo đó, một số vi phạm phổ biến và những vẫn đề cần lưu ý, đơn cử như sau:

1. Xác định không đúng tư cách tố tụng của đương sự

Đối với HĐTD do chi nhánh, phòng giao dịch của các TCTD xác lập, thực hiện với khách hàng, nhiều trường hợp Toà án vẫn xác định chi nhánh, phòng giao dịch là đương sự trong vụ án. Trường hợp khác, đối với HĐTD do doanh nghiệp tư nhân vay vốn, khi tham gia tố tụng, có Toà án vẫn xác định tên doanh nghiệp tư nhân hoặc xác định giám đốc doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tư nhân thuê để quản lý doanh nghiệp là đương sự.

Quy trình kiểm sát, KSV cần lưu ý:

Trong trường hợp nêu trên, phải xác định pháp nhân là đương sự căn cứ khoản 6 Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh , văn phòng đại diện xác lập, thực hiện”, và phải xác định ông bà... chủ doanh nghiệp tư nhân vụ tham gia tố tụng theo quy định tại khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2014; "Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân lành chủ và tự chịu trách nhiệm băng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp" (tương ứng khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

2. Bỏ sốt vợ hoặc chồng tham gia tố tụng đối với trường hợp tài sản thế chấp đứng tên một người trong thời kỳ hôn nhân

Nhiều trường hợp Tòa án chi căn cứ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và tài sản khác gắn liền với đất đứng tên một người vợ hoặc chồng thể chấp, nên chỉ đưa người này tham gia tố tụng mà không đưa người còn lại vào tham gia tố tụng dẫn đến những thiếu sót, ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, vì liên quan nguồn gốc, công sức đóng góp hình thành tài sản, những thỏa thuận về tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Quá trình giải quyết vụ án không phát hiện thiếu sót này dẫn đến nhiều vụ án bị hủy ở cấp giám đốc thẩm.

Quá trình kiểm sát, KSV cần lưu ý:

Trường hợp tài sản đứng tên một người thời kỳ hôn nhân không chỉ xem xét nội dung GCNQSDD, mà còn phải căn cứ Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 33 Luật Hôn nhân vì Gia đinh năm 2014 quy định về tài sản chung vợ chồng, đặc biệt có trường hợp phải áp dụng Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 (quy định: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng tếtụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới ") và những quy định có liên quan để xem xét kỹ nguồn gốc hình thành tài sản, tải vẫn nhận chuyển nhượng hay được tặng cho, được thừa kế, nếu đứng tên riêng thì xem xét những thỏa thuận về tài sản riêng của vợ hoặc chồng những tài liệu, chứng cứ kèm theo trường hợp cần thiết phải xác minh hồ sơ cấp GCNQSDĐ và tài sản gắn liền với đất để xem xét về nguồn gốc hình thành tài sản. Phải xem xét đưa chồng hoặc vợ người không đứng tên trong GCNQSDĐ) vào tham gia tố tụng với tư cách đường sự để giải quyết triệt để, toàn diện vụ án.

3. Bỏ sốt thành viên hộ gia đình có quyền đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đứng tên “hộ gia đình"

Có trường hợp Tòa án bỏ sót thành viên hộ gia đình tham gia tố tụng, dẫn đến không ít bản án, quyết định bị hủy sửa.

Đối với những trường hợp này, KSV áp dụng:

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất” và Điều 212 BLDS năm 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình, có những thành viên nào đủ từ 15 tuổi trở lên (Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005), người thành niên (Điều 212 BLDS năm 2015) để kiểm sát việc Tòa án xác định đầy đủ các thành viên có quyền về tài sản vào tham gia tố tụng nhằm xem xét, xử lý triệt để vụ án. Để xác định có bao nhiêu người trong hộ gia đình thực sự có quyền về tài sản, cần lưu ý không chỉ căn cứ vào nội dung GCNQSDĐ, sổ hộ khẩu, mà cần phải xác định rõ ai mới là thành viên của họ thực sự có quyền về tài sản.

4. Việc tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu không đúng

Thực tế, xảy ra nhiều trường hợp trên đất có nhiều loại tài sản mà có tài sản thuộc sở hữu của người sử dụng đất được thế chấp, có tài sản thuộc sở hữu của người khác. Khi giải quyết, một số Tòa án tuyên vô hiệu toàn bộ (hoặc vô hiệu một phần) hợp đồng thế chấp (HĐTC), trong khi HĐTC có nội dung và hình thức phù hợp với quy định pháp luật là không đúng.

Quá trình kiểm sát, KSV cần lưu ý:

Khi xem xét đến hiệu lực của HĐTC, BLDS năm 2015 đã quy định mới 02 điều luật (Điều 325 về thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất, Điều 326 về thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất); đồng thời có quy định mới bảo vệ người thứ ba ngay tình (Điều 133), Công văn Giải đáp nghiệp vụ số 02/2021/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 của TAND tối cao (mục 1 phần III) và đã có 03 Án lệ liên quan đến hiệu lực của HĐTC. Nhìn chung, trường hợp HĐTC được ký kết tự nguyện, được công chứng, chứng thực, tài sản đã được TCTD xem xét, thẩm định và đăng ký giao dịch bảo đảm đúng quy định, thì không vì những lý do như có tài sản phát sinh trên đất tranh chấp, giao dịch về tài sản trước đó bị vô hiệu để xác định vô hiệu, mà phải công nhận hiệu lực của HĐTC.

Ngoài ra, Viện kiểm sát tối cao còn hướng dẫn một số vấn đề cần lưu ý như sau:

- Đình chỉ giải quyết vụ án hoặc trả lại đơn khởi kiện do bị đơn thay đổi địa chỉ không đúng;

- Việc xác định thời hiệu khởi kiện;

- Vi phạm trong việc phạt vi phạm và tính lãi;

+ Xác định phạt vi phạm không đúng;

+ Vi phạm về việc không xác định lãi suất theo thõa thuận và không áp dụng việc điều chỉnh lãi suất theo hợp đồng tín dụng;

+ Về căn cứ xác định cách tính khoản tiền lãi kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm;

- Không xem xét việc thẩm định tại chỗ tài sản thế chấp;

- Đình chỉ giải quyết vụ án do doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bị giải thể không đúng;

- Xác định việc thế chấp của bên thứ ba vô hiệu không đúng;

- Vi phạm do vượt quá phạm vi bảo đảm cho khoản tiền vay;

- Hủy toản bộ bản án, quyết định không đúng;

- Vụ án có dấu hiệu hình sự nhưng vẫn giải quyết theo tố tụng dân sự;

- Một số vấn đề khác.

Mời các bạn xem chi tiết tại: Hướng dẫn 25/HD-VKSTC ngày 18/4/2022 ở file đính kèm.

Như Ý
2182

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@thuvienphapluat.vn