Chào bạn, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
Theo Điều 23 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định thì những đối tượng vay vốn nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm bao gồm:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
- Người lao động;
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, cụ thể gồm có:
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
Mẫu giấy đề nghị vay vốn nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm được sử dụng hiện nay là Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP, cụ thể theo như hình sau:
Tải Mẫu giấy đề nghị vay vốn nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/mau-giay-de-nghi-vay-von-ho-tro-viec-lam.docx
Ban biên tập xin hướng dẫn cách viết giấy đề nghị vay vốn nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm để mọi người có thể tham khảo thêm như sau:
- Tại mục (1) người viết ghi rõ địa điểm của Ngân hàng chính sách xã hội nơi gửi giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm
- Tại mục (2), nếu đề nghị vay vốn tại nơi thường trú thì người viết ghi thông tin nơi thường trú; còn nếu đề nghị vay vốn tại nơi tạm trú thì ghi thông tin nơi tạm trú.
- Tại mục (3), người viết tích vào ô trống tương ứng đối tượng ưu tiên (nếu có), bao gồm:
+ Người khuyết tật theo Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp
+ Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Tại mục (4), người viết ghi rõ tên dự án và trình bày ngắn gọn mục đích của dự án đó
- Tại mục (5), người viết ghi địa điểm nơi thực hiện dự án
- Tại mục (6), người viết ghi số người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cụ thể:
+ Lao động nữ (nếu có)
+ Lao động là người khuyết tật (nếu có)
+ Lao động là người dân tộc thiểu số (nếu có)
- Tại mục (7), người viết ghi tổng số tiền sẵn có để thực hiện dự án hỗ trợ việc làm cho người lao động
- Tại mục (8) là khoản tiền sẽ đề nghị vay từ ngân sách chính sách xã hội
- Tại mục (9), người viết cần liệt kê và ghi rõ mục đích số tiền vay cho từng đầu việc một cách cụ thể, chi tiết
- Tại mục (10), người viết ghi rõ thời hạn vay (số tháng), tháng trả gốc, tháng trả lãi.
4. Mức cho vay nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định về mức cho vay nhằm hỗ trợ giải quyết việc làm được như sau:
- Với cơ sở sản xuất, kinh doanh: Mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
- Với người lao động: Mức vay tối đa 100 triệu đồng.
- Mức vay cụ thể sẽ do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Trân trọng!